TRẺ EM CẬN THỊ - 3 CÁCH NHẬN BIẾT NGAY TẠI NHÀ
Có nhiều câu hỏi từ các vị phụ huynh gửi tới Mắt Kính Thành Tài như “Cận thị ở trẻ em có sao không?” hay “Cháu nhà tôi bị cận có gì nguy hiểm không?” cùng vô vàn câu hỏi tương tự. Vậy các bậc phụ huynh phải làm sao để biết rằng con mình có bị cận thị hay không? Tật cận thị ở trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt, và cả tương lai sau này không?
Đừng lo vì Mắt kính Thành Tài đã ở đây để giải đáp những thắc mắc đó của quý phụ huynh. Nào chúng ta hãy tìm hiểu về vấn đề cận thị ở trẻ và cách nhận biết trẻ có bị cận thị hay không ngay tại nhà nhé!
Mục lục: 1. Tình trạng cận thị ở độ tuổi trẻ em |
TÌNH TRẠNG CẬN THỊ Ở ĐỘ TUỔI TRẺ EM:
Tật cận thị là một tật khúc xạ ở mắt xảy ra ở mọi độ tuổi. Khi bị cận thị, người cận nhìn gần thì rõ mà xa thì mờ, với trẻ em bị cận thị cũng thế. Cận thị là hiện tượng ánh sáng truyền vào mắt trẻ không gặp nhau tại võng mạc, mà tập trung ở một nơi gần hơn trong mắt. Cận thị là một tật khúc xạ, không phải bệnh.
(Xem thêm: Tật cận thị ở mắt - Hiểu đúng để tránh hoang mang!)
Tình trạng xảy ra cận thị ở trẻ đang ngày càng gia tăng bởi vì đa số những trẻ em đều sử dụng quá nhiều điện thoại và đôi lúc lại quan sát ở một cự ly không thích hợp cho mắt. Chính hành động tưởng chừng nhỏ bé này cũng đủ khiến cho đôi mắt trẻ tăng độ, hay suy giảm thị lực.
Và loạn thị ở trẻ em cũng đáng lo ngại như cận thị. Loạn thị (Astigmatism) là một tật khúc xạ của mắt, giác mạc của người bị loạn thị thường có hình dạng khác thường. Điều đó khiến cho mắt khi quan sát một vật thì ảnh thu được có hình dạng méo mó, bị nhòe mờ. Trẻ bị cận thị và loạn thị rất khác nhau, để xác định rõ về điều này, quý phụ huynh hãy đưa trẻ đến với Mắt kính Thành Tài để được xác định rõ ràng nhất.
Vậy tại sao trẻ em hay bị cận thị? Nguyên nhân khiến trẻ em bị cận thị là gì?
NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ BỊ CẬN THỊ?
1. DO BẨM SINH:
Cận thị bẩm sinh ở trẻ em thường do di truyền từ cha mẹ. Nếu cha mẹ bị cận thì con cũng có khả năng bị cận thị. Cận thị ở trẻ em thường được phát hiện ở độ tuổi 8-12. Trẻ em bị cận thị bẩm sinh thường có nguy cơ tiến triển xấu nếu bị trước 10 tuổi.
2. NHÌN GẦN SAI TIÊU CHUẨN:
Nguyên nhân cận thị ở trẻ thường chính là cách sử dụng các vật dụng điện tử, học bài, đọc sách… không đúng khoảng cách, không đủ ánh sáng. Những hành động đó sẽ khiến mắt trẻ điều tiết nhìn gần nhiều dẫn đến mỏi mắt, giảm thị lực, tiến triển thành tật cận thị.
Vậy cận thị đối với trẻ em có những khó khăn ảnh hưởng gì tới đời sống và sinh hoạt hay không? Hãy để Mắt kính Thành Tài nói rõ hơn về những tác hại này nhé!
TÁC HẠI XẤU CỦA CẬN THỊ Ở TRẺ LÀ GÌ?
Nếu trẻ em cận thị sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống và sinh hoạt như:
1. ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP:
Nếu quý thầy cô vô tình xếp chỗ ngồi không phù hợp, chỉ xếp theo chiều cao thì trẻ sẽ khó khăn khi nhìn bảng. Nếu không thấy bảng, trẻ sẽ có xu hướng nhìn sang bạn bên cạnh, tư thế ngồi không đúng ảnh hưởng đến cột sống của trẻ. Hay nếu không thấy bảng, trẻ sẽ không biết mình đang học gì như thế nào, ảnh hưởng tới bài vở gây mất bài.
2. ĐỐI VỚI MẮT:
Nếu phát hiện ra sớm thì tật này không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu để trẻ bị cận nặng thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như:
- Trẻ cận thị nặng có khả năng dẫn đến lệch độ. Não bộ trẻ chỉ sử dụng bên mắt khỏe mạnh mà bỏ đi mắt yếu, nếu điều đó xảy ra quá lâu dễ dẫn đến nhược thị.
- Trẻ em bị cận nặng thường sẽ liếc/lườm để xác định vật thể trước mắt. Hành động xảy ra quá lâu sẽ biến thành một thói quen, rồi từ đó trở thành tình trạng lé mắt.
Xem thêm: Lé - lác mắt do sử dụng điện thoại nhiều?
Nếu trẻ bị cận nặng bẩm sinh thì các bậc phụ huynh nên lưu ý. Vì độ cận thị càng cao thì trục nhãn cầu càng dài và lồi ra, lúc này võng mạc sẽ bị kéo cong khiến cho võng mạc bị thoái hóa. Để càng lâu dễ dẫn đến nguy cơ cao hơn như: bong võng mạc dịch kính, tắc tuyến lệ,... và cao nhất có thể mù hẳn.
Vậy đâu là cách để phụ huynh nhận biết trẻ em bị cận thị? Mắt kính Thành Tài mời quý phụ huynh đọc tiếp về các biểu hiện khi trẻ bị cận.
CÁC BIỂU HIỆN CẬN THỊ Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Khi trẻ em cận thị có dấu hiệu dễ nhận ra nhất đó chính là trẻ sẽ nheo mắt, cố gắng lại gần vật để nhìn, để gần điện thoại lên mặt. Những hành động đó thể nhận biết được trẻ đang mắc tật cận thị.
Cận thị xảy ra ở mọi lứa tuổi, và khoảng từ 3-5 tuổi cũng không ngoại lệ. Khi trẻ em 3 tuổi bị cận thị, các vị phụ huynh cần để ý các hành động như: thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi muốn nhìn gì đó, muốn ngồi gần tivi hơn,...
Như vậy, nếu phát hiện ra con trẻ có bị cận thị hay loạn thị không sẽ giúp rất nhiều đến việc hạn chế độ cận cao và cải thiện tốt hiệu quả học tập của các bé.
Vậy có cách nào để phát hiện ra trẻ em có cận thị hay không? Chúng ta sẽ cần dựa vào những cách mà Mắt kính Thành Tài gợi ý ở phần tiếp theo.
3 CÁCH GIÚP PHỤ HUYNH PHÁT HIỆN CẬN THỊ Ở TRẺ TẠI NHÀ:
1. Quan sát, dõi theo những hành động của con trẻ:
- Thói quen xem tivi, hoặc nhìn các đồ vật ở cự ly xa.
- Có đi lại gần quá không, có liếc/lườm hay cúi gằm mặt không.
- Cầm điện thoại quá gần mắt.
2. Xem tập vở con trẻ (tuy không hoàn toàn chuẩn xác, nhưng cũng phần nào phản ánh được trẻ có nguy cơ cận thị không).
3. Thử che từng bên mắt trẻ, nhìn xa với mắt còn lại:
Quý phụ huynh cần che một mắt trẻ, cho trẻ nhìn bằng bên còn lại, và hỏi xem có rõ hay không? Tương tự như vậy với mắt còn lại. Nếu bên mắt nào không thấy rõ, hoặc cả 2 mắt đều nhìn xa mờ, quý phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay với Mắt kính Thành Tài hoặc các cơ sở, bệnh viện Mắt uy tín để thăm khám.
Khi đã biết những triệu chứng xác định liệu con em có bị cận thị hay không, các bậc phụ huynh sẽ thường có các câu hỏi xoay quanh về vấn đề như “Cận thị có chữa được không?”, “Cận thị thì nên dùng thuốc gì?”. Mắt kính Thành Tài xin gợi ý một vài phương pháp giúp hỗ trợ đôi mắt của trẻ em bị cận thị.
Xem thêm: Làm sao để biết mắt có thật sự bị cận hay không?
PHÒNG VÀ CHỮA CẬN THỊ Ở TRẺ EM:
Hiện tại, theo các chuyên gia chưa có cách nào là hoàn toàn làm đảo ngược tiến trình phát triển tật cận thị này. Nhưng có một phương pháp chữa trị sự cận thị ở trẻ em, tuy cách này không hoàn toàn là chấm dứt cận thị nhưng phần nào hạn chế sự tăng độ ở mắt trẻ - đeo kính cận.
Ngoài việc đeo kính cận ở nhà, cũng có một cách nữa để chống cận thị nơi trẻ em đó là gia tăng cách hoạt động ngoài trời, hạn chế tiếp xúc với các tia sáng điện tử. Đây cũng là một phương pháp được các chuyên gia khuyên để chữa cận thị ở trẻ em.
Về vấn đề mổ mắt, việc mổ mắt cận thị sẽ chỉ có thể đươc thực hiện nếu trẻ đủ 18 tuổi và đạt các yêu cầu có thể được phẫu thuật. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian cũng sẽ có nguy cơ tái cận thị, không thể trị dứt điểm.
Xem thêm: Cách bảo vệ mắt cho trẻ em khi học tập và làm việc online.
Đó là tất cả những thông tin về cận thị ở trẻ em, về những điều quý phụ huynh cần làm để phòng và chữa cận thị cho con trẻ. Nếu có phát hiện con em mình có các triệu chứng như trong bài viết đã nêu, quý phụ huynh hãy đưa trẻ đến ngay Mắt kính Thành Tài, số 195, đường số 12, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM để được kiểm tra thị lực mắt & tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:
CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN!
MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI ( Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính )
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP
MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Địa chỉ: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
TEL - ZALO: 0961014334 - Mr. Tài
FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)