TẬT CẬN THỊ Ở MẮT - HIỂU ĐÚNG ĐỂ TRÁNH BỊ HOANG MANG!
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đều thấy những người xung quanh từ con em, đồng nghiệp, bạn bè đều đeo mắt kính cận. Dù cận nặng hay nhẹ, chúng ta đều có xu hướng mặc định đó là bệnh. Vậy tật khúc xạ có phải là bệnh không? "Cận thị" thật sự là gì? Những dấu hiệu khi bị cận thị là gì? Số độ cận cao bao nhiêu thì cần đeo kính thường xuyên?
Hãy để Mắt kính Thành Tài giải đáp tất cả những thắc mắc này và giúp bạn hiểu rõ hơn về tật khúc xạ cận thị của mắt trong chính bài viết này, bạn nhé!
MỤC LỤC: 1.Cận thị là gì? |
TẬT KHÚC XẠ Ở MẮT LÀ GÌ?
Tật khúc xạ là khi một số bộ phận của mắt không có kích thước và hình dạng theo tiêu chuẩn thông thường, do đó ánh sáng truyền vào mắt không thể hội tụ trên võng mạc. Thông thường, người bị tật khúc xạ mắt sẽ phải đeo kính để có thể nhìn rõ và dễ chịu hơn.
Có 4 loại tật khúc xạ chính: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Nhưng ở bài viết này chúng ta chỉ tập trung vào cận thị ở mắt mà thôi.
1. CẬN THỊ LÀ GÌ?
Giải thích đơn giản, Cận thị (Myopia) là tình trạng rối loạn của mắt mà ánh sáng tập trung ở phía trước thay vì bên trong võng mạc. Khi mắt bị cận, ta sẽ nhìn mờ các vật ở xa và chỉ nhìn rõ các vật ở gần.
Giải thích theo chuyên môn, Tật cận thị (Nearsightedness) là tình trạng bất thường của một hay các bộ phận liên quan đến nhãn cầu như: Sự cong giác mạc, sự phồng thủy tinh thể, hoặc chiều dài của trục nhãn cầu quá ngắn.
Sự bất thường nhiều hay ít của cả 3 yếu tố trên sẽ khiến mắt chúng ta cận nặng hay nhẹ. Thước đo mức độ nặng/nhẹ đó được gọi là "độ cận thị (Myopia degree)".
Vậy là bạn đã biết về khái niệm của tận cận thị, nhưng liệu bạn đã biết đến những biểu hiện của bệnh cận thị chưa?
2. DẤU HIỆU KHI BẠN BỊ CẬN THỊ LÀ GÌ?
Đầu tiên, dấu hiệu rõ nhất của bệnh cận thị đó chính là: nhìn gần sẽ rõ, nhưng càng ra xa hình ảnh lại càng mờ dần. Nếu đôi mắt bị cận thị quá cao thì khi nhìn gần cũng sẽ mờ.
Các triệu chứng khác đi kèm của cận thị là: đau đầu, chóng mặt, hay đôi lúc là nhìn thấy ánh sáng chói hay quầng sáng xung quanh các bóng đèn.
Những hành động biểu hiện của bệnh cận thị thường thấy: nheo mắt, liếc/ lườm để cố gắng nhìn rõ hơn,phải đưa điện thoại/ sách báo lại gần mắt hơn để xem. Với các em học sinh thì sẽ thường cúi gằm mặt vào bàn, chữ viết không thẳng hàng.
Vậy bạn có bao giờ từng thắc mắc: “Tại sao chúng ta lại bị cận thị?” không?
3. NGUYÊN NHÂN VÌ SAO CHÚNG TA BỊ CẬN THỊ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây cận thị nhưng Mắt kính Thành Tài sẽ phân tích rõ cho bạn đọc các nguyên nhân thường thấy nhất dưới đây:
1. Di truyền bẩm sinh: bố/mẹ bị cận thị thường sẽ di truyền sang cho con.
2. Sử dụng điện thoại quá lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi: Khi mắt của chúng ta phải làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi, mắt sẽ bị mỏi và chính là nguyên nhân chủ yếu gây tăng độ.
3. Sử dụng điện thoại, laptop ban đêm/ thiếu ánh sáng: Lúc này ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ gây tổn hại đến các tế bào mắt của chúng ta.
Cũng chính điều đó làm mắt giảm thị lực trong thời gian và gây tăng độ cận thị cho mắt.
4. Hiện nay, các bạn học sinh có không gian học tập không đạt yêu cầu của Bộ Y Tế đưa ra, cũng như thường xuyên tiếp xúc với máy tính điện thoại. Sử dụng như thế trong thời gian dài thì khoảng 90% bạn bị cận thị.
(Xem thêm: Cách bảo vệ mắt khi học tập & làm việc online)
4. CẬN THỊ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Khi bị cận thị, nếu bạn đeo mắt kính đúng độ và duy trì chế độ bảo vệ mắt giúp độ mắt ổn định thì không có nguy hiểm gì cả.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp hai mắt chênh lệch độ cận thị quá nhiều mà không đeo mắt kính đúng độ thì sẽ làm cho mắt dễ bị nhược thị.
Hay vì sợ xấu, vì lười đeo kính cũng vô tình gây nguy hiểm tiềm ẩn đối với mắt đó nhé.
Tất nhiên cũng có nhiều bạn đặt ra câu hỏi: “Bị cận có phải đeo kính không?”, “Cận nhiêu độ thì phải đeo kính?”
(Xem thêm: Những sai lầm nguy hiểm khi lựa chọn mắt kính!)
5. BỊ CẬN BAO NHIÊU ĐỘ THÌ NÊN ĐEO KÍNH
Mắt kính Thành Tài sẽ nêu cụ thể các khoảng độ và mức độ yêu cầu đeo kính dưới đây:
- Độ cận dưới -0,25: Không cần đeo kính. Ở độ cận này thường không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như làm việc của chúng ta.
- Từ -0.5 đến -1.00: Nên đeo kính khi sử dụng thiết bị điện tử điện thoại, máy tính… để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại.
- Từ -1.00 đến -2.00: Nên đeo kính khi chúng ta cần tập trung nhìn gần làm việc.
- Từ -2.00 trở lên: Phải đeo kính thường xuyên khi làm việc, học tập, và cả khi sinh hoạt thường ngày để đôi mắt đạt được thị lực tốt nhất, bạn nhé!
* Cận thị không đeo kính thì có sao không?
- Nếu mắt bạn đang ở mức từ -2.00 độ trở lên mà không đeo kính sẽ khiến mắt buông lỏng điều tiết trong thời gian dài, mắt của bạn sẽ có nguy cơ cao bị dẫn đến lác/lé mắt, hoặc thậm chí tệ hơn nữa là bị nhược thị.
(Xem thêm: Lé - lác mắt do sử dụng điện thoại nhiều?)
Đó là tất tần tật những khái niệm về những vấn đề khi bị bệnh cận thị/ tật cận thị. Mắt kính Thành Tài hy vọng đã giúp được bạn đọc hiểu thêm về thế nào là cận thị, biểu hiện của cận thị, cận thị có nên đeo kính không qua bài viết vừa rồi. Nếu cảm thấy bản thân bắt đầu có dấu hiệu bị cận thị, hãy đến ngay Mắt kính Thành Tài, số 195, đường số 12, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM để được kiểm tra thị lực mắt & tư vấn MIỄN PHÍ bạn nhé!
* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:
CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN!
MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI ( Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính )
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP
MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Địa chỉ: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
TEL - ZALO: 0961014334 - Mr. Tài
FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)