“LÉ” – LÁC MẮT DO NHÌN ĐIỆN THOẠI NHIỀU?
Trong thời gian ở nhà vì dịch COVID19 này, rất nhiều khách hàng đã nhắn tin hỏi Mắt kính Thành Tài về tình trạng mắt có vẻ bị lác, không đồng đều sau khi nhìn điện thoại nhiều, hay nói đùa là 2 mắt “yêu xa”.
Trong bài viết ngày hôm nay, Mắt kính Thành Tài sẽ giải đáp ngay câu hỏi: “Dùng điện thoại nhiều thì có bị lé mắt không?”
Nội dung: |
Một cậu bé bị lác mắt do chơi game trên điện thoại suốt 10 tiếng liên tục mỗi ngày vào kì nghỉ hè. Ảnh: Community Eye Health Journal
LÉ – LÁC MẮT LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Trong đôi mắt của mỗi người chúng ta thường có 6 cơ mắt có chức năng điều chỉnh các hoạt động di chuyển của nhãn cầu: cơ trực trong, ngoài, trên, dưới, cơ chéo lớn và cơ chéo bé.
Đối với mắt của người bình thường, khi 2 mắt nhìn vào cùng một điểm, nhãn cầu sẽ tổng hợp hình ảnh nhận được từ 2 mắt để tạo thành 1 ảnh duy nhất. Còn với người bị lác mắt, 1 mắt hoặc cả 2 mắt nhìn lệch vào trong hoặc ra ngoài. Bệnh lé có thể xuất hiện cả ở trẻ em hoặc người lớn.
Trong trường hợp 1 bên mắt bị lác, não bộ sẽ chỉ sử dụng các tín hiệu gửi từ mắt khỏe còn lại, dẫn đến bên mắt lác càng lúc càng suy yếu và cao nhất là mất đi thị lực.
Các kiểu lé mắt thường gặp. Nguồn ảnh: iStock
NHÌN ĐIỆN THOẠI NHIỀU THÌ BỊ LÉ MẮT?
Bệnh lác mắt xảy ra khi 6 cơ xung quanh mắt phối hợp không đồng nhất với nhau. Có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:
Di truyền, Tật khúc xạ ở mắt (cận thị, viễn thị), Chấn thương vùng quanh mắt, Bệnh lý ở mắt, Mắt nhiễm trùng, Do não có bất thường ( bại não, down…), Sinh non.
Về việc sử dụng điện thoại nhiều, nhất là vừa nằm vừa xem điện thoại, các bác sĩ nhãn khoa cho rằng khi chúng ta nhìn quá gần vào một vật, hai mắt sẽ hướng vào bên trong để tập trung nhìn nó. Thêm vào đó, màn hình của điện thoại chỉ có kích thước vừa đủ chứ không quá lớn, nên mọi người thường phải để gần vào mặt. Trong thời gian dài liên tục thì mắt chúng ta khó có thể trở lại vị trí bình thường ban đầu bởi các cơ quanh mắt đã quen với việc điều tiết ấy.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, bản thân chiếc điện thoại thông minh không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lác mắt ở trẻ em và người lớn, mà đó chính là do tư thế không phù hợp khi sử dụng điện thoại trong thời gian dài liên tục làm thay đổi sự vận động của các cơ quanh mắt.
Tư thế sử dụng điện thoại sai sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến mắt. Nguồn ảnh:Coach nine
BỊ LÁC MẮT THÌ PHẢI LÀM SAO?
Đầu tiên, bạn phải điều chỉnh lại tư thế & thời gian sử dụng điện thoại cho phù hợp, theo quy tắc 20 – 20 – 20 tiêu chuẩn:
20 phút xem - 20 giây nghỉ ngơi mắt - 20 feet nhìn xa (6m)
không nên xem điện thoại khi đang nằm để cho mắt phần nào khôi phục lại. Tập luyện 2 bài tập dưới đây:
1. Tập liếc mắt: Liếc sang hướng ngược chiều của mắt bị lé để tập cho mắt lé bắt đầu có thể nhìn vào các vật một cách chính xác hơn.
2. Che mắt khỏe: Che bên mắt khỏe và nỗ lực sử dụng bên mắt bị lác nhìn mọi vật để cải thiện tình hình.
Bạn cũng có thể đến gặp các bác sĩ nhãn khoa tại các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để tham khảo thêm về cách chữa trị và khắc phục để đôi mắt trở lại bình thường.
Tuy nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Mắt kính Thành Tài khuyến khích bạn đọc hãy cố gắng dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi thoải mái và hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính khi không cần thiết. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại bạn đọc trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Cách bảo vệ và mắt kính nào cho người dùng điện thoại nhiều?
* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:
CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN!
MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI ( Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính )
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP
MẮT KÍNH THÀNH TÀI:
Địa chỉ: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
TEL - ZALO: 0961014334 - Mr. Tài
FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài
Bị lé lác mắt khi dùng điện thoại nhiều, bi-le -lac-mat-khi-dung-dien-thoai-nhieu, Xem điện thoại nhiều bị lé lác mắt, xem-dien-thoai-nhieu-bi-le-lac-mat, Lác mắt khi xài smartphone, lac-mat-khi-xai-smartphone, Tác hại của điện thoại với mắt, tac-hai-cua-dien-thoai-voi-mat, Tác hại khi dùng điện thoại quá nhiều, tac-hai-khi-dung-dien-thoai-qua-nhieu, Vừa nằm vừa chơi điện thoại có sao không, vua-nam-vua-choi-dien-thoai-co-sao-khong, Nằm nghiêng xem điện thoại có sao không, nam-nghieng-xem-dien-thoai-co-sao-khong, Bài tập chữa lác mắt, bai-tap-chua-lac-mat, Lác mắt có chữa được không, lac-mat-co-chua-duoc-khong,Vì sao bị lác mắt sau khi chơi điện thoại, vi-sao-bi-lac-mat-khi-choi-dien-thoai,
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)