Mắt là bộ phận vô cùng quan trọng nhưng lại rất nhạy cảm, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc cũng như để mắt chịu những tổn thương thì rất khó để mắt phục hồi như ban đầu, đặc biệt có một số bệnh lý về mắt nếu chúng ta không phát hiện kịp thời và chữa trị rất dễ dẫn đến mù vĩnh viễn. Vậy những bệnh lý đó là gí? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm trong bài viết hôm nay nhé ạ.
I. Bệnh đục thủy tinh thể
Đây là tình trạng mà thủy tinh thể trong mắt bị mất độ trong suốt ở một hoặc hai mắt, gây mờ mắt và làm giảm tầm nhìn. Đục thủy tinh thường xuất hiện do quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có thể do chấn thương mắt hoặc một số bệnh khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều trị không kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp…), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy…). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân chính của đục thủy tinh thể đó chính là lão hóa tự nhiên, vì thế thường khi đến 50 tuổi trở lên chúng ta hay cảm thấy mắt bị mờ. Chúng ta nên đi đến các bệnh viện mắt uy tín để khám và điều trị.
Xem thêm: ĐỤC THỦY TINH THỂ – NỖI LO CỦA MẮT LÃO HÓA.
II. Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường, còn được gọi là Diabetic retinopathy, là một biến chứng mắt phổ biến của bệnh tiểu đường. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa và tỷ lệ bị bệnh tăng nhanh trong những năm gần đây tại nước ta.
Nguyên nhân chính là do bệnh đái tháo đường gây nên tổn thương các mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm mắt. Tại mắt, do tổn thương các mao mạch võng mạc mà huyết tương tràn vào võng mạc gây phù nề. Khi mao mạch bị phá hủy gây tắc và làm thiếu máu võng mạc, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới (tân mạch) để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này. Tuy nhiên những mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.
Để tránh võng mạc tiểu đường, quan trọng nhất là kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và duy trì mức đường huyết ổn định. Điều này bao gồm theo dõi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, định kỳ kiểm tra sức khỏe và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút cũng có thể gây nên mù lòa vĩnh viễn.
Xem thêm: VÕNG MẠC TIỂU ĐƯỜNG: CĂN BỆNH DẪN ĐẾN MẤT THỊ LỰC
III. Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp, hay còn được gọi là glaucoma, là một tình trạng mắt mà áp lực trong mắt tăng lên quá mức bình thường. Áp lực này gây tổn thương dần dần đến các cấu trúc trong mắt, đặc biệt là hệ thống thần kinh quang. Tăng nhãn áp là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây ra tăng nhãn áp là sự mất cân bằng giữa sản xuất và dòng chảy chất lỏng trong mắt, gọi là dịch kính. Dưới đây là các yếu tố và nguyên nhân chính liên quan đến tăng nhãn áp:
- Khó thải dịch kính: Một trong những nguyên nhân chính của tăng nhãn áp là khó thải dịch kính khỏi mắt. Điều này có thể xảy ra do tắc nghẽn hoặc hạn chế dòng chảy của dịch kính qua các kênh thoát tạo nên áp lực trong mắt.
- Sản xuất dịch kính quá mức: Nếu mắt sản xuất quá nhiều dịch kính mà không thể thải đi đủ, áp lực trong mắt có thể tăng lên.
- Di truyền: Yếu tố di truyền được cho là đóng vai trò trong tăng nguy cơ mắc tăng nhãn áp. Nếu có thành viên trong gia đình bị tăng nhãn áp, nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn.
- Tuổi tác: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Tăng nhãn áp thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, và nguy cơ tăng lên với tuổi tác.
- Bệnh lý mắt khác: Một số bệnh lý mắt khác như viêm mạc, viêm cầu mắt, hoặc chấn thương mắt có thể góp phần vào tăng nhãn áp.
IV. Bệnh thoái hóa điểm vàng
Bệnh thoái hóa điểm vàng hay còn được gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD) là một căn bệnh mắt liên quan đến tuổi tác làm suy yếu và suy thoái các mô và mạch máu trong khu vực điểm vàng của võng mạc. Điểm vàng là một khu vực nhỏ được tập trung ở phía trung tâm của võng mạc, chịu trách nhiệm cho tầm nhìn chi tiết và sắc nét. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho vùng thị lực trung tâm là bộ phận giúp nhìn rõ vật thể.
Nguyên nhân chính của thoái hóa điểm vàng chưa được rõ ràng, nhưng yếu tố tuổi tác và yếu tố di truyền được cho là quan trọng. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mạnh và mắc bệnh lý mạch máu. Khi đã được chuẩn đoán mắc thái hóa điểm vàng thì rất khó có thể để mắt hồi phục và mắt sẽ mất dần thị lực theo thời gian và mù lòa.
Thoái hóa điểm vàng ở mắt thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất gây thoái hóa điểm vàng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới. Tuy nhiên, So với thoái hóa điểm vàng ở người già thì ở người trẻ căn bệnh này hiếm gặp hơn, tuy nhiên theo ghi nhận mức độ nguy hiểm và tỷ lệ gây mù lòa thì cao hơn hẳn. Có đến 50% trường hợp mắc thoái hóa điểm vàng ở người trẻ dẫn đến mù lòa, trong khi ở người trên 60 tuổi, chiếm tỷ lệ này chỉ khoảng 10%.
Xem thêm: THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM Ở TUỔI GIÀ CÓ ĐANG TRẺ HÓA?
V. Bệnh cườm nước
Cườm nước ( Glaucoma) là một tình trạng bệnh liên quan đến mắt. Nó là một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu. Cườm nước được xem là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cườm nước có thể dẫn đến mất thị lực và thậm chí là mù lòa.
Cườm nước là một trong những bệnh phổ biến đứng thứ hai ở Việt Nam (sau đục thủy tinh thể), bệnh rất dễ bộc phát ở tuổi 40. Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và những người có người thân mắc bệnh Glaucoma, viễn thị, mắt có tiền căn chấn thương hoặc phẫu thuật mắt… nếu nằm trong nhóm đối tượng này, bạn cần theo dõi nhãn áp thường xuyên để phòng bệnh, tốt nhất nên đi khám mỗi năm một lần. Đối với những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì nên kiểm tra mắt mỗi 6 tháng một lần. Đặc biệt, người bệnh cần tránh tình trạng tự ý mua thuốc nhỏ mắt mỗi khi gặp vấn đề…
Bạn nên đi khám mắt 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý về mắt, đặc biệt là những người trên 40 tuổi, vì khi 40 tuổi trở lên mắt bắt đầu có dấu hiệu lão hóa dần, chính vì thế rất dễ mắc phải những bệnh lý về mắt trên.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)