1. Thủy tinh thể là gì? Bị đục thủy tinh thể là như thế nào?
Thủy tinh thể (hay còn gọi là nhân mắt) là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi, có độ đàn hồi, chất đặc và nằm ở phía sau đồng tử (tròng đen của mắt). Thủy tinh thể của mắt là một tổ chức không có thần kinh và không có mạch máu. Dinh dưỡng chủ yếu của thủy tinh thể là là thông qua thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ thủy dịch qua bao của nó.
Chức năng của thủy tinh thể là điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ ở võng mạc để chúng ta nhìn thấy mọi vật. Theo tuổi tác, độ đàn hồi và trong suốt của thủy tinh thể giảm đi và trở nên màu vàng đục, hay còn gọi là bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt). Đây là tình trạng thủy tinh thể không còn trong suốt như bình thường nữa mà bị mờ đi, khiến cho ánh sáng khó đi qua và không thể hội tụ được ở võng mạc. Cũng chính vì thế mà người mắc bệnh này bị giảm thị lực, khả năng nhìn kém và nguy cơ bị mù lòa rất cao.
2. Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể
1.Đục thủy tinh thể do mắt lão hóa
Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn người trẻ. Tùy theo quá trình lão hóa của từng cơ thể mà có người bị sớm hơn, có người bị muộn hơn. Thời gian đầu thị lực sẽ không giảm nhiều, sau đó giảm dần dần và bắt đầu bị chói mắt khi tiếp xúc với ánh nắng.
Điều này cũng khá dễ hiểu, khi tuổi tác kéo đến thì mọi bộ phận trên cơ thể con người đều trở nên lão hóa. Đôi mắt và cụ thể là thủy tinh thể cũng không là ngoại lệ.
2.Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến đục thủy tinh thể
- Chấn thương (đôi khi gây đục thủy tinh thể muộn)
- Lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc, rượu bia, suy dinh dưỡng…
- Khi đôi mắt phải tiếp xúc với các loại tia: tia X, tia hồng ngoại, tia cực tím, ánh sáng xanh có hại… mà không có biện pháp bảo vệ nào.
- Viêm màng bồ đào, cận thị thoái hóa…
- Các thuốc dùng đường toàn thân (ví dụ, corticosteroid)
Nhiều người không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đục thủy tinh thể ngoài do tuổi tác. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đục thủy tinh thể mang tính bẩm sinh, di truyền hoặc liên quan đến hội chứng toàn thân khác…
3. Dấu hiệu nhận biết mắt bị đục thủy tinh thể
Hiện tượng đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở các lớp khác nhau của thủy tinh thể:
- Nhân trung tâm (đục nhân)
- Dưới bao sau thủy tinh thể (đục dưới bao sau)
- Vỏ thủy tinh thể (đục vỏ) - không gây giảm thị lực
Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm qua nhiều năm và trong âm thầm, cùng với tốc độ lão hóa của cơ thể. Các triệu chứng đục thủy tinh thể giúp bạn nhận biết sớm có thể là giảm tương phản màu sắc nơi mắt, lóa mắt (quầng màu và hoa mắt, không sợ ánh sáng), cần nhiều ánh sáng để nhìn rõ, khó phân biệt màu đen và màu xanh tối. Đôi khi là nhìn mờ không kèm đau nhức.
Đục thủy tinh thể vùng nhân: Thị lực nhìn xa giảm trong đục thủy tinh thể vùng nhân, trong khi thị lực nhìn gần có thể cải thiện trong giai đoạn đầu do biến đổi chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể; các bệnh nhân lão thị có thể tạm thời đọc mà không cần kính (mắt trở nên rõ đột ngột dù trước đó mờ).
Đục thủy tinh thể dưới bao sau: Gây giảm thị lực nhiều hơn khi đồng tử co lại (điều kiện ánh sáng mạnh, khi đọc). Đây cũng là những dạng đục thủy tinh thể hay gây mất độ nhạy tương phản và gây lóa mắt, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mạnh như trời trưa nắng hoặc khi có đèn của phương tiện giao thông đi ngược chiều rọi lại.
4. Đục Thủy tinh thể có xảy ra ở người trẻ không?
Đục thủy tinh thể ở người trẻ là tình trạng rối loạn thị lực do protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, cản trở ánh sáng đến võng mạc.
Nguyên nhân khiến người trẻ bị đục thủy tinh thể là do nhiều tác động gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ ngoài môi trường sống mang đến như: Lạm dụng thuốc chứa corticoid, dinh dưỡng thiếu cân đối, ô nhiễm môi trường, công việc tiếp xúc với ánh sáng cường độ lớn, không nghỉ ngơi mắt sau khi làm việc với thiết bị điện tử trong thời gian dài…
Những tác nhân này gây thúc đẩy quá trình lão hóa sớm của mắt, khiến cho thủy tinh thể ở người trẻ bị đục ngày càng nhiều.
Một điều nguy hiểm ở bệnh lý này là ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến bệnh trở nặng khiến thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh mới phát hiện ra và đi khám. Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển bởi một số triệu chứng điển hình sau:
Suy giảm thị lực: Mắt nhìn mờ đi giống như tấm kính trong suốt bị màn sương mờ bao phủ vậy.
Mắt trở nên nhạy cảm: Gặp ánh sáng mắt bị chói, lóa, thường xuyên nhức mỏi mắt, không kiểm soát được nước mắt tự nhiên chảy ra.
Điều tiết kém: Trong môi trường thiếu ánh sáng mắt điều tiết yếu, không nhìn rõ, quáng gà
Song thị: Nhìn một vật thành 2 thậm chí là nhiều hình.
Rối loạn màu sắc: Nhìn cảnh vật bị đổi màu, hình ảnh bị vàng hóa, tối đi.
Lóa mắt: Thấy quầng sáng xuất hiện quanh bóng đèn hay ngọn lửa.
Dấu hiệu bất thường khác: Xuất hiện ruồi bay trước mắt, chấm đen, mảng đen lơ lửng như đám mây.
Như vậy, Mắt kính Thành Tài đã vừa giới thiệu đến quý bạn đọc về căn bệnh Đục thủy tinh thể. Có thể nói, đây là căn bệnh không chỉ diễn ra như một xu thế tất yếu ở người lớn tuổi khi cơ thể dần lão hóa, mà đục thủy tinh thể còn có xu hướng trẻ hóa do lối sống thiếu lành mạnh. Luôn kiểm tra mắt định kỳ tại Mắt kính Thành Tài để bảo vệ đôi mắt trong lành của mình bạn nhé!
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)