Khi được Mắt kính Thành Tài tư vấn về mắt kính ngăn ngừa ánh sáng xanh, chắc hẳn bạn cũng còn nhớ về một trong những tác dụng của kính: hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ thoái hóa hoàng điểm ở mắt. Vậy thoái hóa hoàng điểm mắt là thoái hóa bộ phận gì mà lại dẫn đến mất thị lực và cần phải được ngăn ngừa càng sớm càng tốt?
1. Hoàng điểm và thoái hóa hoàng điểm:
Thoái hóa hoàng điểm hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm - một bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết và sắc nét hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho vùng thị lực trung tâm là bộ phận giúp nhìn rõ vật thể.
Điểm vàng (còn gọi là hoàng điểm của mắt) là một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan, đóng vai trò quan trọng trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh. Điểm vàng rất quan trọng đối với thị lực trung tâm.
Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng. Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn còn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng. Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị.
2. Dấu hiệu và triệu chứng khi bị thoái hóa hoàng điểm:
Người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày có đòi hỏi thị lực trung tâm, nhìn gần và tập trung, chẳng hạn như đọc sách hoặc lái xe.
Mờ mắt thường biến mất khi nguồn sáng nhiều hơn. Nếu thoái hóa điểm vàng thể khô chỉ xuất hiện ở một mắt, người bệnh sẽ không nhận thấy sự thay đổi thị lực vì mắt còn lại vẫn còn nhìn thấy rõ ràng, người bệnh vẫn nhìn tốt như thường cho đến khi bệnh phát triển ở cả hai mắt.
Dấu hiệu bệnh đầu tiên và thường gặp nhất ở thoái hóa điểm vàng thể ướt là nhìn đường thẳng như cửa sổ nhưng lại thấy thành đường cong hoặc lượn sóng. Có thể xuất hiện điểm mù nhỏ gây mất thị lực trung tâm.
Tuy nhiên, do không mất thị lực hoàn toàn nên người bệnh thoái hóa điểm vàng vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, không cần phụ thuộc người khác.
3. Đối tượng dễ bị thoái hóa điểm vàng?
Thoái hóa điểm vàng ở mắt thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất gây thoái hóa điểm vàng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới. Những phụ nữ mãn kinh sớm có nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao hơn. Những nguy cơ khác bao gồm:
Tiền sử gia đình: một người sẽ có nguy cơ thoái hóa điểm vàng cao hơn nếu trong gia đình đã có người thân mắc bệnh. Nếu gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng, nên điều chỉnh lối sống để giảm các nguy cơ khác.
Hút thuốc: hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Kết quả của nhiều nghiên cứu có thể kết luận rằng, khói thuốc lá có thể gây thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Béo phì: béo phì làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng, ngoài ra một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và sự phát triển của thoái hóa điểm vàng ở mắt từ giai đoạn sớm chuyển sang giai đoạn nặng. Những người có chế độ ăn nhiều chất béo có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không che chắn đôi mắt: nếu thường xuyên làm việc ngoài trời mà mắt không được bảo vệ, tia cực tím sẽ làm tăng tốc độ quá trình thoái hóa điểm vàng.
Sử dụng nhiều các thiết bị điện tử: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện thoại di động, máy tính, tivi,... là tác nhân làm điểm vàng thoái hóa nhanh hơn. Thoái hóa điểm vàng không còn là bệnh của người lớn tuổi, độ tuổi của người mắc bệnh đang trẻ dần.
4. Thoái hóa điểm vàng có xu hướng trẻ hóa:
Ở người trẻ tuổi xảy ra khi điểm vàng, võng mạc làm cho mắt bị thay đổi cấu trúc và ngày càng suy giảm chức năng, khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu so với người già căn bệnh này là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể thì Thoái hóa điểm vàng ở người trẻ là sự loạn dưỡng điểm vàng mới chính là nguyên nhân chủ yếu.
So với thoái hóa điểm vàng ở người già thì ở người trẻ căn bệnh này hiếm gặp hơn, tuy nhiên theo ghi nhận mức độ nguy hiểm và tỷ lệ gây mù lòa thì cao hơn hẳn. Có đến 50% trường hợp mắc thoái hóa điểm vàng ở người trẻ dẫn đến mù lòa, trong khi ở người trên 60 tuổi, chiếm tỷ lệ này chỉ khoảng 10%.
Không chỉ khiến người bệnh có thể bị mù lòa, thoái hóa điểm vàng ở người trẻ còn là một mối đe dọa lớn của thị lực. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mắt phức tạp, khó điều trị khác như lác mắt (nhược thị), co giật nhãn cầu…
5. Phòng ngừa Thoái hóa điểm vàng:
Ăn uống lành mạnh
Theo khuyến cáo của Học viện Nhãn khoa Mỹ, mỗi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh, phong phú, tập trung vào các loại rau màu xanh đậm và thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, các loại hạt... giúp cải thiện thị lực.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Bổ sung vitamin và khoáng chất không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà nó còn giúp trì hoãn sự tiến triển của căn bệnh thoái hóa điểm vàng. Các loại vitamin khoáng chất cần bổ sung: Vitamin C, vitamin E, lutein, zeaxanthin, kẽm...
Kiểm soát huyết áp
Khi bạn bị tăng huyết áp, các mạch máu sẽ bị tổn thương, lượng oxy đến mắt sẽ giảm. Khi đó sẽ gây tổn thương đến điểm vàng. Vì vậy mỗi người cần chú ý kiểm soát huyết áp của mình.
Khám mắt định kỳ
Có kế hoạch khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh về mắt sớm, từ đó có những phương án chữa trị bệnh kịp thời.
Để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt, nên thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều cá và các thực phẩm giàu omega, ăn giàu trái cây tươi, các rau lá xanh đậm, bổ sung các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Khi đi ra ngoài nắng, cần đeo kính râm để bảo vệ mắt. Điều quan trọng nhất là nên điều chỉnh thói quen, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, laptop, máy tính bảng,... Thường xuyên ghé đến Mắt kính Thành Tài để theo dõi sức khỏe mắt, bạn nhé!
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)