Đối với những người có vấn đề về mắt, thì nỗi lo lắng chung nhất đó là sợ một ngày nào đó các vấn đề về sức khỏe mắt sẽ dẫn đến mất thị lực. Việc không thể trông thấy quả là một điều khó khăn và vượt ngưỡng chịu đựng của mỗi người.
Vậy trong bài viết này, Mắt kính Thành Tài sẽ chủ yếu giới thiệu đến bạn đọc các nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm và mất thị lực, để mỗi người chúng ta thêm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và nhất là đôi mắt.
1. Vì sao lại bị mất thị lực?
Thông thường, người bệnh sẽ chưa mất thị lực đột ngột ngay mà sẽ trải qua giai đoạn suy giảm thị lực trước.
Suy giảm thị lực thường xảy ra trong thời gian dài do bệnh nhân đã bị sẵn các tật khúc xạ ở mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị… hoặc một số vấn đề về mắt do di truyền, bẩm sinh. Tuy nhiên nếu bị mất thị lực cấp tính (ngắn hạn) xảy ra đột ngột, bạn nên đi khám bác sĩ sớm bởi nguyên nhân có thể phức tạp, nguy hiểm hơn từ biến chứng tiểu đường, biến chứng bệnh ở mắt, do làm việc căng thẳng, quá sức trong thời gian dài,...
Mất thị lực hoặc suy giảm thị lực thường là kết quả của quá trình đôi mắt trở nên lão hóa theo thời gian cùng với các bộ phận khác, đặc biệt ở những người làm công việc cần sử dụng mắt để nhìn gần với cường độ cao trong thời gian dài hoặc mắc sẵn các bệnh ở mắt thì tốc độ lão hóa sẽ càng nhanh hơn nữa.
Tuy nhiên nếu mất thị lực cấp tính thì thường không phải là do lão hóa, bệnh nhân đi khám ngay, tránh để lâu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn.
2. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị suy giảm thị lực?
1. Gặp khó khăn khi khi nhìn gần, đọc sách báo:
Sau 40 tuổi, đôi mắt sẽ xuất hiện tình trạng bị lão thị và không thể tinh anh được như lúc còn trẻ. Điều này khiến các hoạt động nhìn gần, chẳng hạn như đọc sách hoặc may vá, trở nên khó khăn hơn.
2. Khó nhìn hơn vào ban đêm
Với người trung niên trở lên, mắt của họ cần nhiều thời gian hơn để hiệu chỉnh và tập trung trong bóng tối so với trước đây. Các nghiên cứu cho thấy rằng, các tế bào hình que có trong cấu trúc của võng mạc, chịu trách nhiệm cho thị lực khi ánh sáng yếu, đã hao hụt theo tuổi tác. Đó là lý do tại sao việc lái xe đối với người cao tuổi trở nên khó khăn hơn vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Đây cũng là một tình trạng suy giảm thị lực cần theo dõi.
3. Gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc:
Một ngày nào đó bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi phân biệt vật tiêu có màu sắc khá tương đồng với màu nền, chẳng hạn như sữa đựng trong cốc màu trắng. Điều này có nghĩa là bị giảm khả năng nhận biết độ tương phản.
4. Mắt bị “chói” sáng, hoặc thấy các vật trôi nổi trước mắt (ruồi bay):
Khi ta nhìn thấy những tia sáng nhấp nháy không thường xuyên trong tầm nhìn, thường là dấu hiệu của sự lão hóa của mắt. Những nhấp nháy này xảy ra khi dịch kính bị cọ xát hoặc có hiện tượng co kéo lên võng mạc. Giống như gặp hiện tượng vật trôi nổi trước mắt, hãy trình bày với bác sĩ mắt những lo ngại của mình nếu có gia tăng đột ngột tần suất của các hiện tượng trên, để phòng ngừa và điều trị suy giảm thị lực.
3. Các bệnh lý khiến thị lực trở nên yếu dần:
Thoái hóa điểm vàng:
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh mắt khá phổ biến, thường được phát hiện ở người trên 50 tuổi. Bệnh nhân có thể không thấy có vấn đề gì trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng về sau thị lực trung tâm cuối cùng sẽ suy giảm. Tuy nhiên, ở người trẻ cũng đang bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa hoàng điểm sớm. Cụ thể về bệnh lý này mời bạn đọc nhấp vào đây để hiểu hơn về bệnh thoái hóa hoàng điểm. (bài 10)
Bệnh tăng nhãn áp (glôcôm):
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng nhãn áp nhưng căn bệnh này phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị sớm.
Bệnh mắt do đái tháo đường
Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn. Lượng đường trong máu rất cao có thể làm hỏng các mạch máu trong võng mạc và là lý do chính gây giảm thị lực.
Đọc thêm về bệnh võng mạc tiểu đường tại đây. (Bài 8)
4. Làm sao để phòng ngừa suy giảm và mất thị lực?
Nhức mỏi mắt thường xuyên là dấu hiệu ban đầu, cảnh báo thị trạng suy giảm thị lực. Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm mất thị lực, bạn cần:
– Không sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu trong ngày, không nhìn quá gần vào màn hình máy tính, điện thoại, tivi. Liên tục cho mắt nghỉ ngơi.
– Vệ sinh, massage mắt nhẹ nhàng sau nhiều giờ làm việc và sinh hoạt để kích thích mạch máu lưu thông, giảm tình trạng nhức mỏi mắt.
– Đeo kính chắn bụi, tránh nắng, hạn chế tia UV chiếu trực tiếp vào mắt và để bảo vệ mắt trước tia cực tím khi đi ra ngoài ban ngày, đặc biệt là những ngày trời nắng vì tia cực tím với năng lượng lớn có thể làm tổn thương tế bào mắt.
Đeo kính bảo hộ nếu tiếp xúc nhiều với khói bụi, đặc biệt là công việc đặc thù có nhiều bụi hoặc vật cứng có thể tổn thương mắt.
– Ăn uống với một chế độ khoa học, tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin A, Lutein và Zeaxanthin để mắt sáng khỏe Có chế độ dinh dưỡng tốt, thức ăn cân bằng, lành mạnh, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt thường xuyên và thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Ăn nhiều thực phẩm có chứa Lutein - chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe của mắt, thực phẩm giàu acid béo omega-3 tốt cho mắt như: cá hồi, cá bơn, cá ngừ vây dài,...; thực phẩm chứa Vitamin A như: cà rốt, khoai lang, gan động vật,...
Và quan trọng nhất, luôn đến Mắt kính Thành Tài đo khám mắt thường xuyên để theo dõi tình trạng thị lực và sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường của mắt để chữa trị kịp thời.
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)