Ngày nay, tật khúc xạ ở mắt dần trở nên vô cùng phổ biến với mọi người khi đâu đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp từ các em nhỏ, học sinh - sinh viên, cho đến những người trung niên và lớn tuổi đeo kính. Trong khi đó nếu quay lại trước kia thì khái niệm về tật khúc xạ vẫn còn là điều gì đó xa lạ và những người đeo kính thường phải là người rất tri thức.
Vậy tật khúc xạ là gì, có nguyên nhân và biểu hiện như thế nào? Vì sao bây giờ mọi người lại dễ bị tật khúc xạ nhiều hơn lúc trước?
1. Tật khúc xạ là gì? Có bao nhiêu loại tật khúc xạ?
Khái niệm tật khúc xạ:
Nói đơn giản, tật khúc xạ (Refractive error) là tình trạng mắt không thể hội tụ hình ảnh sắc nét trên võng mạc, gây khó khăn cho việc nhìn, quan sát của người bị tật khúc xạ.
Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở đối tượng học sinh, sinh viên, người làm các công việc văn phòng, người tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như gamer, freelancer…
Khi mắt bị tật khúc xạ thì bệnh nhân sẽ nhìn không rõ, hay bị mỏi mắt, hay phải nheo mắt,... và có ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống thường ngày so với người không bị. Trong một số trường hợp diễn biến nặng hơn, người bị tật khúc xạ cận viễn loạn thông thường có nguy cơ bị lác hay nhược thị cao hơn so với người không mắc phải tật khúc xạ.
Xem thêm: Nhược thị ở mắt là gì?
Có 3 loại tật khúc xạ:
-
Tật khúc xạ Cận thị - loại tật khúc xạ phổ biến nhất: Trong cận thị, ánh sáng hội tụ trước võng mạc do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài hoặc cả hai. Tật cận thị khiến người bệnh nhìn xa bị mờ nhưng vẫn có thể nhìn gần rõ (trong phạm vi 40cm). Người mắc tật cận thị cần đeo kính lõm (phân kỳ).
-
-
Tật khúc xạ Loạn thị : Nếu như giác mạc người bình thường có hình cầu thì hình ảnh ghi lại sẽ được hội tụ tại 1 điểm trên võng mạc. Riêng với người bị tật loạn thị ở mắt thì giác mạc sẽ có độ cong khác nhau, hình ảnh thu được sẽ hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, khiến hình ảnh nhòe mờ, không rõ ràng. Tật loạn thị có thể khiến người bệnh nhìn 1 ảnh ra 2, nhìn mờ, nhòe. Không giống như cận thị hay viễn thị, tật loạn thị có thể bao gồm cả cận thị và viễn thị.
-
Tật khúc xạ Viễn thị: Là tình trạng mắt có tiêu điểm sau nằm sau võng mạc, mắt phải luôn điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía trước trùng lên võng mạc. Tật viễn thị khiến người bệnh nhìn gần bị mờ nhưng vẫn có thể nhìn xa rõ. Viễn thị đa phần do bẩm sinh, hoặc người sau 40 tuổi bắt đầu bị lão thị.
Lưu ý: Tật khúc xạ Lão thị tuy bản chất là viễn thị, nhưng lão thị chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên (xấp xỉ 40 tuổi) và là sự lão hóa của mắt theo thời gian.
Xem thêm: Lão thị là gì?
2. Vì sao lại bị tật khúc xạ?
Có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở mắt: bẩm sinh/di truyền và môi trường.
Bị tật khúc xạ do bẩm sinh/ di truyền: Những người có cả cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng cao con cái cũng sẽ mắc phải. Bên cạnh đó, tật khúc xạ ở trẻ em có thể xuất hiện khi các cơ quan của nhãn cầu còn chưa phát triển hoàn thiện, hoặc các bé sinh ra đã có các cơ quan mắt phát triển theo hướng bất thường.
Bị tật khúc xạ do yếu tố Môi trường: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc các tật khúc xạ.
Hiện những trường hợp mắc tật khúc xạ nguyên nhân là vì thói quen sinh hoạt không hợp lý như: ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử, thiếu nghỉ ngơi thư giãn mắt…
Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác gây tật khúc xạ ở mắt có thể kể đến như: thủy tinh thể bị lão hóa, tổn thương do chấn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…),...
3. Dấu hiệu mắt bị tật khúc xạ?
Triệu chứng của tật khúc xạ là nhìn xa hoặc gần mờ hoặc đôi khi có thể là cả hai. Nhức đầu khi nhìn gần/ đọc sách báo cũng là một biểu hiện của tật khúc xạ ở mắt có thể cảy ra do trương lực cơ mi bù trừ quá mức hoặc nheo mắt và cau mày kéo dài.
Tật khúc xạ gây mỏi mắt (mắt khó chịu và mệt mỏi) do người bệnh nhìn chằm chằm quá nhiều, có thể dẫn đến khô bề mặt mắt, gây kích ứng mắt, ngứa, mỏi thị giác, cảm giác dị vật và đỏ mắt. Dấu hiệu tật khúc xạ ở trẻ em thường thấy nhất là mỏi mắt khi đọc và nháy mắt nhiều hoặc dụi mắt liên tục.
4. Tật khúc xạ có chữa được không?
Tật khúc xạ hiện KHÔNG thể chữa dứt điểm được vì các cơ quan trong nhãn cầu đã bị phát triển lệch đi so với tiêu chuẩn ban đầu của người bình thường (như gương vỡ thì không thể lành lại được).
Chữa tật khúc xạ bằng mổ mắt: Thực tế, bản chất của phương pháp mổ mắt khi bị tật khúc xạ là việc bào mòn thủy tinh thể đang phồng lên cho đến khi thủy tinh thể trở thành một mặt phẳng. Phương pháp mổ mắt cận viễn loạn này có thể làm giảm hoặc biến mất tật khúc xạ, nhưng là tạm thời, người đã mổ mắt vẫn có khả năng bị tật khúc xạ lại sau đó. Quan trọng nhất, nhãn cầu của người đã mổ mắt dễ gặp nguy cơ bị thương tổn hơn người chưa từng mổ mắt.
Phương pháp cơ bản nhất - an toàn nhất - nhanh chóng nhất để hỗ trợ người bị tật khúc xạ vẫn là sử dụng mắt kính cận/ viễn/ loạn để hỗ trợ điều trị tật khúc xạ ở mắt. Khi đã biết bản thân bị tật khúc xạ, bạn nên kiểm tra định kì 6 tháng - 1 năm để theo dõi sức khỏe mắt. Còn nếu đang nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị tật khúc xạ hoặc muốn kiểm tra sức khỏe mắt, hãy đến ngay với Mắt kính Thành Tài để được kiểm tra MIỄN PHÍ và luôn an tâm về đôi mắt của mình nhé!
- ÁNH SÁNG XANH LÀ GÌ? ÁNH SÁNG XANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ MẮT NHƯ THẾ NÀO? (20.03.2025)
- NHÌN GẦN BỊ MỜ LÀ BỊ GÌ? LÃO THỊ Ở TUỔI 40 (14.03.2025)
- THOÁI HOÁ VÕNG MẠC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (27.02.2025)
- TEO THẦN KINH THỊ GIÁC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (24.02.2025)
- MỒ HÔI MUỐI NÊN SỬ DỤNG GỌNG KÍNH GÌ? GỌNG KÍNH TITANIUM THẬT SỰ CÓ TỐT? (14.02.2025)
- ĐỤC BAO SAU THUỶ TINH THỂ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (08.02.2025)
- BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP (12.01.2025)
- RUNG GIẬT NHÃN CẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (31.12.2024)
- ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH Ở TRẺ EM (27.12.2024)
- VẨN ĐỤC DỊCH KÍNH LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN (24.12.2024)