Trẻ em mới sinh ra, cấu tạo mắt sẽ chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành, vì vậy trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề về thị lực, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra những vấn đề thị lực đó là gì? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.
I. Các dấu hiệu bất thường về thị lực ở trẻ em
Trẻ vừa mới sinh ra, cơ quan thị giác của trẻ chưa hoàn thiện nên tầm nhìn của trẻ rất kém. Thị lực sẽ phát triển dần và đạt 10/10 vào khoảng 5 tuổi.
Khi đo thị lực ở trẻ, người ta thấy rằng bình thường thị lực đạt 1/10 lúc trẻ 2-4 tháng tuổi, 2/10 lúc 6-7 tháng, 3/10-4/10 lúc 1 năm tuổi và 10/10 lúc 4-5 tuổi. Đến 18 tuổi thị lực mới được phát triển hoàn thiện và ổn định.
Và trong giai đoạn phát triển thị lực, trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề vệ thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy mắt trẻ em có vấn đề về thị lực
II. Các nguyên nhân gây ra vấn đề về thị lực ở trẻ thường gặp
Các rối loạn về mắt gây ra bất thường về thị lực ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể hơn sẽ được chia làm hai nhóm chính:
- Nhóm bệnh lý liên quan đến các tật khúc xạ: Cận thị, loạn thị, viễn thị,… các tật khúc xạ này làm mắt trẻ mờ đi, không nhìn thấy rõ được các vật xung quanh.
- Nhóm bệnh lý không do các tật khúc xạ: Rối loạn mắt do các bệnh về mắt.
1. Các tật khúc xạ gây ảnh hưởng thị lực của trẻ
Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là:
- Cận thị: cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em, trẻ chỉ có nhìn mọi vật ở gần, nhìn vật ở xa sẽ bị mờ. Trẻ hay có thói quen nheo mắt lại để nhìn hoặc phải đứng gần mới nhìn thấy.
- Viễn thị: là một tật khúc xạ, ngược lại với cận thị. Trẻ nhìn những vật ở gần sẽ bị mờ, không có vấn đề khi nhìn những vật ở xa. Hầu hết trẻ em thường có một mức độ nhẹ viễn thị cho đến khi chúng được 7 tuổi.
- Loạn thị: là tình trạng giác mạc bị cong bất thường, dẫn đến giảm thị lực. Khi trẻ bị loạn thị sẽ nhìn mọi vật không rõ nét, bị nhòe. Loạn thị có thể do di truyền hoặc chấn thương ở mắt. Khi bị loạn thị hay bị nhức đầu, mỏi mắt, nheo mắt,…
- Nhược thị: hay còn gọi là mắt lười là tình trạng chức năng của một bên mắt bị giảm do không được não sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Điều này có thể cải thiện được nếu phát hiện trước khi trẻ được 6 tuổi.
- Mắt lác: hay còn gọi là lé mắt là tình trạng mắt không cân bằng, tầm nhìn theo các hướng khác nhau. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, một số trường hợp gặp ở trẻ vừa ra đời.
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, tình trạng lác mắt rất phổ biến và bình thường và nó sẽ tự hết sau đó. Lác mắt có thể là do các cơ vận nhãn của mắt kém, trong khi một số trẻ sinh ra chỉ đơn giản là mắt lé.
Những biểu hiện bị lác mắt ở trẻ thường gặp:
- Trẻ hay nheo mắt
- Trẻ không thể đánh giá đúng khoảng cách để nhặt đồ vật
- Trẻ nhắm một mắt để nhìn rõ hơn
- Trẻ hay bị chóng mặt
- Trẻ có mắt di chuyển vào trong hoặc ra ngoài
Cần theo dõi và phát hiện sớm các tật khúc xạ ở trẻ để được điều trị sớm giúp bé cải thiện được tầm nhìn. Nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần.
2. Các bệnh lý ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
- Bệnh tăng nhãn áp: là tình trạng áp lực nội nhãn tăng cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch. Thủy dịch sẽ tích tụ lại và gây ra tổn thương áp lực lên dây thần kinh thị giác và làm mất thị lực. Bệnh tăng nhãn áp có thể bắt gặp ở trẻ 3 tuổi, hoặc bẩm sinh trẻ có thể bị tăng nhãn áp.
- Đục thủy tinh thể: đây là tình trạng thủy tinh thể không còn trong suốt như bình thường, mà bị mờ đi, khiến cho ánh sáng khó đi qua và không thể hội tụ được ở võng mạc. Sự vón cục này xảy ra khi một số protein tạo nên thủy tinh thể bắt đầu kết tụ lại với nhau và cản trở tầm nhìn.
Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng ở một hoặc hai mắt. Đục thủy tinh thể ở trẻ em là không phổ biến. Một đứa trẻ có thể được sinh ra với căn bệnh này (bẩm sinh), hoặc nó có thể phát triển sau này trong cuộc sống (mắc phải).
Đa số trẻ em bị đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ đi kèm theo các bệnh lý khác. Khoảng 25% trẻ em sinh ra có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, do di truyền.
- Bong võng mạc: là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non trước 35 tuần thai nhi, trọng lượng dưới 1,6 kg… Trẻ sinh non càng nhẹ cân càng ốm yếu, phải thở oxy cao áp thì càng có nguy cơ mắc bệnh.
- Sụp mí bẩm sinh: Sụp mí bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mí. Sụp mí bẩm sinh gồm sụp mí bẩm sinh đơn thuần và sụp mí bẩm sinh kết hợp.
- Tắc tuyến lệ: ở trẻ sơ sinh là tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ. Triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ khá rõ rệt: Tự chảy nước mắt, mắt có ghèn nhưng không đỏ, nước mắt có dịch mờ đụ, vàng trong,... Nguyên nhân của việc tắc tuyến lệ ở trẻ em là ống dẫn nước mắt được mở hoàn toàn, nước mắt không thể chảy theo đúng quy trình và ứ đọng lại.
Phụ huynh cần lưu ý, quan sát con kỹ hơn về các biểu hiện của trẻ trong quá trình sinh hoạt, nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực 6 tháng 1 lần. Đối với trẻ sơ sinh cần đưa bé đi khám mắt sớm để có thể phát hiện sớm các vấn đề về thị lực và được các bác sĩ chẩn đoán đưa ra lời khuyên, phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)