Trẻ em khi mới sinh ra, cấu tạo mắt sẽ chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành, vì vậy trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề về thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy những vấn đề thị lực đó là gì? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong nội dung bài viết này để giúp bé có đôi mắt sáng và khỏe nhé.
1. Quá trình phát triển thị lực ở trẻ em
Trẻ vừa mới sinh ra, cơ quan thị giác của trẻ chưa hoàn thiện nên tầm nhìn của trẻ rất kém. Thị lực sẽ phát triển dần và đạt 10/10 vào khoảng 5 tuổi.
Khi đo thị lực ở trẻ, người ta thấy rằng bình thường thị lực đạt 1/10 lúc trẻ 2-4 tháng tuổi, 2/10 lúc 6-7 tháng, 3/10-4/10 lúc 1 năm tuổi và 10/10 lúc 4-5 tuổi. Đến 18 tuổi thị lực mới được phát triển hoàn thiện và ổn định.
Và trong giai đoạn phát triển thị lực, trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề vệ thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Những dấu hiệu nhận biết vấn đề về thị lực ở trẻ em
Khi sinh ra, trẻ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, thời gian ban đầu trẻ sẽ không nhìn theo hoạt động của bạn. Trẻ trong 3 tháng đầu có thể bị lác mắt hoặc không thể nhìn lâu vào khuôn mặt của bạn là điều bình thường.
Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu đời của trẻ cũng có khả năng trẻ gặp phải các vấn đề về thị lực như:
Hai mắt di chuyển không đồng bộ, một mắt di chuyển và một bên thì không.
Đối với trẻ 1 tháng tuổi, ánh sáng, điện thoại và những đồ vật vẫn không gây sự chú ý của bé.
Một bên mắt của trẻ không bao giờ mở.
Mắt trẻ xuất hiện một đốm trắng dai dẳng, bất thường khi chụp ảnh có đèn flash.
Trong đồng tử của trẻ có vật chất màu trắng, trắng xám hoặc vàng, trông như mờ đục.
Một hoặc hai mắt của trẻ bị lồi lên.
Một hoặc hai mí mắt của trẻ bị sụp xuống.
Bé thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi không buồn ngủ.
Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Nheo mắt, chảy nước mắt khi gặp ánh sáng mạnh.
Một bên mắt của trẻ lớn hơn mắt còn lại, hoặc con ngươi có kích thước bất thường.
Đối với trẻ 3 tháng tuổi, bé không nhìn theo hướng di chuyển của đồ chơi.
Mắt trẻ có dấu hiệu đảo mắt liên tục.
Phải nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.
Mắt trẻ có dấu hiệu bất thường như đau mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục, đỏ kéo dài vài ngày hoặc có mủ hoặc đóng vảy trong mắt.
Nếu bạn cảm thấy mắt trẻ có những dấu hiệu bất thường trên, cần nên đưa trẻ đi kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Những nguyên nhân gây ra bất thường ở thị lực của trẻ
3. Cách giúp trẻ phát triển thị lực tốt nhất.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số các hình ảnh và vật xung quanh, trẻ em sẽ thích nghi tốt hơn đối với khuôn mặt của con người. Do đó, cách tốt nhất để kích thích sự phát triển thị lực của trẻ từ những ngày mới chào đời đó là cha mẹ hãy để khuôn mặt mình thật gần mắt của trẻ. Thời gian sau đó, hãy kích thích trẻ quan tâm đến các màu sắc cơ bản và nhận diện bảng màu.
Khi trẻ từ 3-4 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực lần đầu và kiểm tra định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về thị lực của trẻ, để sớm điều trị kịp thời giúp trẻ có đôi mắt khỏe và sáng hơn.
Đối với cha mẹ có bệnh lý về mắt nghiêm trọng, trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị vấn đề thị lực bẩm sinh. Vì vậy cần nên trao đổi với bác sĩ để được đưa ra những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)
- CHẤN THƯƠNG VỠ NHÃN CẦU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? (26.07.2024)