MẮT LÃO CÓ NÊN SỬ DỤNG MẮT KÍNH HAY KHÔNG?
Cận thị, viễn thị, và loạn thị đã trở thành các loại tật khúc xạ vô cùng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Nhưng ngoài các tật khúc xạ phổ biến đó, lại có một thường hợp rất đặc biệt, đó chính là: “mắt lão thị”.
Vậy “mắt lão” có phải một tật khúc xạ hay không? Có những biểu hiện nào, đâu là nguyên do gây ra tình trạng lão thị của mắt? Mắt lão thị nên đeo kính gì? Mời bạn cùng Mắt kính Thành Tài tìm hiểu về tình trạng mắt bị “lão” nhé!
Mục lục 1. Lão thị có phải là Viễn thị? |
LÃO THỊ CÓ PHẢI LÀ VIỄN THỊ?
Lão thị và viễn thị không phải là một như nhiều người vẫn tưởng. Lão thị là một tật ở mắt do sự thoái hóa và giảm sút khả năng điều tiết của mắt. Từ đó dẫn đến khả năng tập trung vào một vật thể bị giảm. Điều này cùng tương tự như việc tóc bạc, nếp nhăn của da. Điểm giống nhau duy nhất của lão thị và viễn thị là đều nhìn xa thì rõ, nhìn gần thì mờ.
Tuy thế lão thị không giống viễn thị, viễn thị là một tật khúc xạ có thể mắc từ khi tuổi còn nhỏ. Còn lão thị là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, không phải một sự thay đổi về sinh lý của cơ thể. Thêm vào đó, người mắc bệnh viễn dù nhìn gần hay xa đều phải điều tiết mắt. Còn lão thị thì chỉ cần nhìn gần mới phải điều tiết.
Mắt viễn thị phải đeo mắt kính hội tụ để nhìn rõ được cả xa lẫn gần. Mắt lão thị cũng đeo kính hội tụ nhưng chỉ có thể nhìn gần, còn muốn nhìn xa phải bỏ mắt kính ra. Bởi vì lý do đó người lão thị phải sử dụng 2 chiếc kính.
Vậy người bị lão thị có thể sử dụng những loại kính nào?
KÍNH LÃO THỊ CÓ BAO NHIÊU LOẠI?
1. KÍNH NHÌN XA (PHÂN KỲ)
Kính nhìn xa được cấu tạo từ thấu kính phân kì. Thường sử dụng để nhìn các vật ở xa rõ hơn hay những hoạt động không cần điều tiết mắt quá nhiều như: lái xe, chơi thể thao, du lịch, …
2. KÍNH NHÌN GẦN (HỘI TỤ)
Kính nhìn gần được cấu tạo từ thấu kính hội tụ. Thường sử dụng để nhìn các vật gần, các công việc cần sự điều tiết mắt cao như đọc sách, xem điện thoại…
Nhận thấy được sự bất tiện đó của việc sử dụng cả hai loại kính nên các chuyên gia đã tìm cách ghép cả hai loại kính đó vào trong một kính. Và chiếc kính đó được gọi tên là “kính đa tròng”, hay còn gọi là kính đa tiêu cự. Vậy kính đa tròng có điểm gì đặc biệt?
KÍNH ĐA TRÒNG - GIẢI PHÁP TỐT NHẤT CHO MẮT LÃO THỊ
Kính đa tròng - sự kết hợp giữa kính nhìn xa và nhìn gần. Mỗi chiếc kính này sẽ được chia thành nhiều vùng khác nhau, mỗi phần đều có những chức năng khác nhau. Điều này sẽ khắc phục được sự phiền phức của việc sử dụng hai chiếc kính tách biệt chỉ để nhìn xa/ nhìn gần.
Giá của kính đa tròng thường phụ thuộc vào tròng kính và gọng kính. Mà tròng kính lại phụ thuộc vào thương hiệu, chất liệu, chiết suất và tính có sẵn. Mắt kính có chiết suất càng cao thì càng mỏng nhẹ và càng đắt. Các mắt kính đa tròng chất lượng đều cho tầm nhìn tốt, tương phản màu sắc tốt, chuyển tiếp vùng nhìn mượt mà, dễ thích nghi và thoải mái khi hoạt động.
Đặc biệt, còn có loại kính đa tròng đổi màu thành kính râm khi ra ngoài trời nắng và trở lại trong. Ngoài ra, mắt kính đa tròng có thể phủ màu sắc như kính râm, phủ lớp chống ánh sáng xanh nếu bạn làm việc thường xuyên với điện thoại và máy tính.
Xem thêm: Kính đa tròng lão thị cho người lớn tuổi là như thế nào?
Nếu bạn đang muốn chuẩn bị cho mình một chiếc mắt kính đa tròng, kính lão, đơn tròng để đảm bảo thị lực tốt nhất cho dù đôi mắt đã dần “lão hóa”, hãy đến với Mắt kính Thành Tài, số 195, đường số 12, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM để được tư vấn rõ hơn về việc lựa chọn kính và đo, khám mắt MIỄN PHÍ nhé!
* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:
CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN!
MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI ( Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính )
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP
MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Địa chỉ: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
TEL - ZALO: 0961014334 - Mr. Tài
FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)