KÍNH ĐA TRÒNG LÃO THỊ CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Khi bước vào độ tuổi trung niên từ sau 40, đôi mắt mỗi người sẽ bước vào giai đoạn lão hóa. Vào lúc này, chúng ta sẽ cần mắt kính để có thể nhìn thấy vật ở gần hoặc xa cho rõ. Tuy thế, nếu chiếc kính chỉ hỗ trợ trong việc nhìn gần hoặc nhìn xa không thôi thì sẽ rất bất tiện, do chúng ta phải thường xuyên thay đổi loại kính. Vì vậy, một “vị cứu tinh” đã xuất hiện - chính là kính đa tròng.
Vậy kính đa tròng là gì, công dụng ra sao? Cần lưu ý những gì khi đeo kính đa tròng đa tiêu cự này? Bạn hãy cùng Mắt kính Thành Tài đến với những chiếc kính đa tròng nhé!
Mục lục: 1. Kính đa tròng là gì? 2. Sự tiện lợi vượt trội của kính đa tròng 3. Kính đa tròng cũng có nhược điểm 4. Cần lưu ý gì khi đeo kính đa tròng? |
KÍNH ĐA TRÒNG LÀ GÌ?
Kính đa tròng (Progressive Lens) là kính đa tiêu cự giúp cho mắt có thể nhìn rõ nét ở khoảng cách gần, trung gian và xa.
- Vùng bên trên thích hợp với tầm nhìn xa
- Vùng ở giữa thích nghi với khoảng cách trung bình.
- Vùng đáy kính giúp bạn nhìn ở tầm nhìn gần.
Kính đa tròng thường phù hợp với những người lão thị, những người ở tuổi trung niên. Nhờ vào khả năng kết hợp nhiều tiêu cự trên một chiếc kính, người đeo kính sẽ không phải thay đổi mắt kính nhìn gần/ mắt kính nhìn xa liên tục khi thực hiện các hoạt động khác nhau như: đọc sách, xem điện thoại, xem TV, đi dạo… Mà khi này, người dùng chỉ cần điều chỉnh ánh nhìn vào đúng vùng kính có tiêu cự phù hợp là được.
Một chiếc kính tiện lợi và được nhiều người sử dụng chắc hẳn sẽ có những ưu điểm nổi bật. Cùng Mắt kính Thành Tài điểm qua các ưu điểm của mắt kính đa tròng nhé!
ƯU ĐIỂM CỦA KÍNH ĐA TRÒNG
Kính đa tròng đã trở thành lựa chọn tối ưu hàng đầu vì:
- Tiện lợi hơn, nhìn cả xa và gần
- Thẩm mỹ hơn và an toàn hơn so với kính hai tròng
- Khắc phục được vấn đề không nhìn xa được của kính đơn tròng.
- Hình ảnh rõ nét: không có đường phân cách/ vùng nhiễu ảnh giữa các vùng tiêu cự khác nhau.
Hơn nữa, người lớn tuổi thì đa số sẽ có trí nhớ không được tốt như lúc trước, nên việc đeo một chiếc kính lão đa tròng, nhiều tiêu cự như thế này sẽ giảm thiểu được tình trạng mất mắt kính, để quên mắt kính, từ đó sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí cho việc làm kính.
Bản thân kính đa tròng cũng có những khuyết điểm nhất định song song theo đó, nhưng để khắc phục nhược điểm nhỏ này cũng rất dễ dàng.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA KÍNH ĐA TRÒNG
Những hạn chế của chiếc kính đa tròng có thể kể đến như:
- Kính dễ mờ sương trong thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp.
- Kính dễ trầy xước hay hư hại nếu không có lớp váng bảo vệ.
Tuy nhiên, những hạn chế nhỏ ấy cũng rất dễ khắc phục bằng cách sử dụng khăn lau kính và chai vệ sinh kính chuyên dụng. Và hơn thế nữa, tại Mắt kính Thành Tài luôn có nhiều lựa chọn kính đa tròng cho người dùng: hạn chế trầy, lớp phủ giảm bám hơi, hạn chế ánh sáng xanh hay thậm chí là kính đa tròng lão thị đổi màu theo công nghệ mới nhất. Thế là những nhược điểm của chiếc kính đa tròng này đã hoàn toàn được khắc phục rồi!
Vậy để sở hữu một chiếc kính đa tròng, chúng ta nên có những lưu ý thế nào để có thể sử dụng kính đa tròng cách tốt nhất?
CẦN LƯU Ý GÌ KHI ĐEO KÍNH ĐA TRÒNG?
Chúng ta cần chú ý tới 3 yếu tố:
1. Số độ của đôi mắt:
- Độ kính là yếu tố hàng đầu quyết định việc chúng ta có đeo được kính đa tròng hay không.
- Độ kính cần phải được đo khám chính xác , không dư không thiếu mới giúp người đeo kính đa tròng thoải mái nhất.
=> Do đó chúng ta nên:
- Đo thị lực tại các BV, các cửa hàng mắt kính có chuyên môn, bằng cấp chứng nhận, và kinh nghiệm trong việc tư vấn sử dụng kính đa tròng một cách thích hợp.
- Không sử dụng những chiếc kính đa tròng có sẵn độ vì khi đó mắt không đúng độ sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt.
2. Thiết kế của kính đa tròng so với kính 2 tròng:
Kính 2 tròng được thiết kế thành 2 vùng là:
- Vùng nhìn thấy: nằm ở trục thẳng dọc giữa tròng kính
- Vùng nhiễu ảnh: nằm ở hai bên rìa của tròng kính
=> Vì lý do đó mà:
- Kính đa tròng với vùng nhìn thấy càng lớn càng dễ đeo và thoải mái hơn.
- Độ càng cao thì càng nên sử dụng những loại kính đa tròng với vùng nhìn lớn hơn
3. Gọng kính phù hợp lắp kính đa tròng:
- Giữa gọng nhựa và kim loại, nên chọn gọng kính loại để lắp kính đa tròng vì kính kim loại có đệm mũi giúp người đeo không cần liếc mắt quá nhiều khi nhìn gần những lúc đeo kính đa tròng
- Nên chọn form kính có chiều cao kính lớn, tốt nhất là trên 30mm để đảm bảo vùng nhìn cho kính được tốt nhất.
Hướng dẫn sử dụng mắt kính đa tròng:
- Nếu muốn nhìn xa, chỉ cần nhìn thẳng vào vùng trên của mắt kính.
- Còn nếu muốn biến nó thành chiếc kính đọc sách, thì chỉ liếc xuống để nhìn rõ.
- Khi muốn đứng dậy đi lại thì cúi đầu xuống để nhìn sàn nhà.
- Khi nhìn một vật nào đó không rõ, bạn chỉ cần ngẩng đầu và cúi đầu để tìm vị trí nhìn rõ trên kính, không nên liếc mắt qua lại.
MẮT KÍNH ĐA TRÒNG CHO NGƯỜI LÃO THỊ GIÁ BAO NHIÊU?
Thông thường, giá mắt kính phụ thuộc vào chiết suất, thương hiệu và tính sẵn có. Trong đó, chiết suất và tính sẵn có phụ thuộc vào số độ của đôi mắt. Hiện tại, 1 cặp kính đa tròng có đa dạng mức giá, đa số từ 800.000vnd trở lên cho từng loại chức năng theo yêu cầu của người dùng.
Xem thêm: Mắt lão có nên sử dụng mắt kính hay không?
Hãy đến với Mắt kính Thành Tài, số 195, đường số 12, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM để được tư vấn kĩ lưỡng hơn về giá cả, chất lượng và được hướng dẫn chi tiết cách đeo kính đa tròng tốt nhất cho bản thân và người thân yêu, bạn nhé!
* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:
CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN!
MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI ( Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính )
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP
MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Địa chỉ: Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
TEL - ZALO: 0961014334 - Mr. Tài
FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)