Hiện nay trong thời đại kỷ nguyên số, khi mà người người nhà nhà đều sử dụng các thiết bị điện tử như một phần đương nhiên không thể thiếu trong cuộc sống, thì các vấn đề về mắt cũng gia tăng.Trong bài viết này, Mắt kính Thành Tài sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vấn đề về mắt thường xuyên gặp phải trong thời đại này, và nhiều nhất ở dân văn phòng/ freelancer hoặc ngay cả các bạn học sinh-sinh viên: Hội chứng thị giác màn hình máy tính (CVS - Computer Vision Syndrome).
Vậy hội chứng thị giác màn hình là gì? Có nguy hiểm không?
1.Hội chứng Thị Giác Màn Hình là gì?
Hội chứng thị giác màn hình là hội chứng liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng, tivi,... Hội chứng thị giác màn hình máy tính thường làm ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm việc, và làm cho chất lượng cuộc sống cũng như lao động của người sử dụng máy vi tính bị giảm sút.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mắt sẽ có 90% nguy cơ bị suy giảm thị lực khi chúng ta tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ liên tục mỗi ngày. Mắt bị suy yếu dần do bị tác động trực tiếp bởi ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị màn hình như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng, tivi,... hoặc ánh sáng từ đèn LED, và đèn huỳnh quang.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này bao gồm toàn bộ những người làm việc, tiếp xúc với thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, máy tính bảng, PC…) trên 3 giờ/ ngày.
2.Vì sao lại bị Hội chứng Thị Giác Màn Hình?
Nguyên nhân chính dẫn đến bị thị giác màn hình là do ít chớp mắt khi sử dụng máy tính: Thông thường, việc chớp mắt có tác dụng giúp mắt trải đều nước mắt trên bề mặt nhãn cầu để mắt luôn được ẩm ướt và loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt nhãn cầu. Khi mắt chớp ít, mắt sẽ bị khô và mờ giống như kính xe hơi bị bám bụi nhiều mà không được lau rửa. Khi chăm chú làm việc quá mức, chúng ta sẽ có xu hướng nhìn chăm chăm vào màn hình và tập trung vào nội dung nhìn thấy mà quên mất mọi thứ, bao gồm cả việc chớp mắt thông thường, từ đó tăng khả năng mắc phải hội chứng này.
Bên cạnh nguyên nhân chính ấy, ánh sáng và ánh sáng xanh từ môi trường xung quanh mắt và trực tiếp từ màn hình máy tính sẽ làm mắt dễ mỏi mệt, đặc biệt là ánh sáng xanh tím có hại. Những mẫu tự và hình ảnh trên màn hình là tập hợp các chấm nhỏ được gọi là điểm ảnh, chứ không phải một khối ảnh thống nhất. Do đó não phải làm việc thường xuyên để hợp các điểm ảnh này thành hình ảnh của vật và làm cho mắt mỏi mệt. Nếu màn hình máy tính chất lượng không tốt, ánh sáng chập chờn và rung thì càng làm mắt căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến mắt hơn.
Còn một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây nên hội chứng thị giác màn hình như: ngồi sai tư thế, vị trí đặt máy không phù hợp với mắt (quá gần hoặc quá xa), mắt bị tật khúc xạ…
Xem thêm: Tật khúc xạ mắt là gì?
3.Dấu hiệu mắt bị Thị Giác Màn Hình?
Hội chứng thị giác do sử dụng máy vi tính (Computer Vision Syndrome) gồm các biểu hiện chủ yếu như sau:
-
Nhức đầu, mờ mắt, đau cổ, vai, lưng
-
Cương tụ nhẹ kết mạc, cảm giác khô, kích thích tại mắt, căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị giác
-
Đôi khi còn có thể có hiện tượng song thị, chói sáng.
4.Khắc phục hội chứng Thị Giác Màn Hình như thế nào?
1. Điều chỉnh lượng ánh sáng thích hợp
Ánh sáng trong phòng quá mức hoặc ánh sáng mặt trời quá gắt chiếu qua cửa sổ sẽ khiến mắt chúng ta dễ bị căng mỏi mắt khi làm việc, còn nếu quá tôi thì lại càng khiến cho mắt mỏi mệt hơn.
Nếu ánh sáng quá gắt, hãy che rèm, sử dụng ít bóng đèn hơn hoặc sử dụng đèn led có sáng dịu. Ngoài ra, nếu có thể, hãy đặt màn hình máy tính của bạn bên cạnh cửa sổ, thay vì ở phía trước hoặc phía sau nó để mắt cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu thiếu sáng, hãy mở thêm đèn chứ đừng bắt đôi mắt phải tiếp xúc với mỗi nguồn ánh sáng từ màn hình điện tử, bạn nhé.
2. Giảm thiểu ánh sáng xanh từ màn hình
Nên sử dụng mắt kính ngăn ánh sáng xanh khi làm việc lâu với máy tính, laptop. Thông thường kính chống ánh sáng xanh chất lượng cao sẽ ngăn được 90-95% ánh sáng, tạo cảm giác thoải mái hơn khi làm việc nhiều giờ với máy tính.
3.. Chớp mắt thường xuyên hơn
Chớp mắt là rất quan trọng khi làm việc với máy tính; chớp mắt giúp làm ẩm đôi mắt của bạn để tránh khô mắt và kích ứng. Nhớ uống nhiều nước để cấp ẩm cho mắt nữa!
4. Mát-xa đôi mắt
Để giảm nguy cơ mỏi mắt do liên tục tập trung vào màn hình, hãy rời mắt khỏi máy tính ít nhất 20 phút một lần và nhìn vào một vật ở xa (cách xa ít nhất 20 feet) hoặc nhìn ra ngoài không gian rộng trong ít nhất 20 giây. Đây chính là "quy tắc 20-20-20”. Việc nhìn ra xa giúp thư giãn các cơ mắt để giảm mệt mỏi.
Một bài tập khác là nhìn xa một vật trong vòng 10 - 15 giây, sau đó nhìn vào vật ở gần trong 10 - 15 giây, rồi lại nhìn vật ở xa, thực hiện điều này 10 lần. Bài tập này sẽ giúp luyện điều tiết, tránh mắt bị co quắp điều tiết do nhìn gần vào màn hình máy tính quá lâu.
5. Nghỉ giải lao thường xuyên
Để giảm nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình và đau cổ, lưng và vai, hãy thường xuyên nghỉ giải lao trong ngày làm việc của bạn (ít nhất một lần nghỉ 10 phút mỗi một giờ).
Trong thời gian nghỉ, hãy đứng lên, di chuyển và vận động nhẹ thay vì chỉ ngồi lì một chỗ nhé.
6. Thay đổi tư thế ngồi làm việc
Tư thế ngồi sai cũng góp phần gây ra hội chứng thị giác màn hình. Điều chỉnh vị trí để màn hình, laptop và ghế ngồi của bạn phù hợp chiều cao để chân bạn thoải mái đặt trên sàn.
Đặt màn hình máy tính của bạn cách mắt từ 40-50 cm. Vị trí trung tâm màn hình của bạn nên nằm dưới mắt khoảng 10 đến 15 độ để tránh bị căng mắt và mỏi cổ, vai, gáy.
Quan trọng nhất: Kiểm tra mắt định kỳ!
Kiểm tra mắt định kỳ hàng năm là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa hoặc điều trị các vấn đề về mắt kịp thời. Hãy áp dụng những cách trên để phòng ngừa những tác hại từ màn hình điện tử và thường xuyên đến kiểm tra mắt mỗi 6 tháng - 1 năm tại Mắt kính Thành Tài để nắm rõ tình hình sức khỏe mắt và nếu cần, trang bị ngay cho mình một cặp mắt kính ánh sáng xanh để tránh hết mức có thể hội chứng thị giác màn hình vi tính này nhé!
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)