Đục thủy tinh thể, còn được gọi là bệnh cườm mắt, là tình trạng mất tính trong suốt của thủy tinh thể - bộ phận quan trọng giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đe dọa tầm nhìn của nhiều người. Trong nội dung bài viết này, hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể.
1. Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Trong cấu tạo mắt, thủy tinh thể là một loại thấu kính trong suốt với hai mặt cong, nằm phía sau mống mắt (còn được gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không có mạch máu hay thần kinh, do đó, nó nhận dinh dưỡng thông qua quá trình thẩm thấu. Thủy tinh thể có vai trò điều chỉnh ánh sáng, cho phép ánh sáng đi qua và tập trung vào võng mạc, giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ.
Cũng như tên gọi đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể trong mắt mất đi độ trong suốt và chuyển màu mờ đục và ánh sáng khó đi qua không hội tụ được ở võng mạc. Người bị đục thủy tinh thể tầm nhìn sẽ bị mờ đi, thị lực suy giảm nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra mù lòa.
2. Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể như: lối sống, môi trường, chấn thương,… Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra đục thủy tinh thể là do lão hóa do tuổi tác, người ở độ tuổi trên 60 bị đục thủy tinh thể chiếm đến 90%.
- Lão hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường gặp ở người trên 60 tuổi. Theo thời gian, thủy tinh thể trong mắt dần mất tính trong suốt, dẫn đến mờ mắt và các vấn đề về thị lực khác.
- Chấn thương mắt: Chấn thương do tai nạn, va đập mạnh có thể làm tổn thương thủy tinh thể, dẫn đến đục thủy tinh thể.
- Di truyền: Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh đục thủy tinh thể do di truyền từ gia đình. Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng thủy tinh thể, dẫn đến đục thủy tinh thể.
- Lối sống không lạnh mạnh: Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,… làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả đục thủy tinh thể.
3. Dấu hiệu của đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể thường không gây đau đớn, nhưng có thể dẫn đến nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến thị lực, bao gồm:
- Nhìn mờ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đục thủy tinh thể. Mức độ mờ mắt có thể thay đổi tùy theo mức độ đục của thủy tinh thể.
- Chói mắt: Người bệnh có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng chói từ mặt trời hoặc đèn pha xe.
- Nhìn một vật thành hai: Ánh sáng bị nhiễu xạ do thủy tinh thể đục có thể khiến người bệnh nhìn thấy một vật thành hai hoặc nhiều ảnh chồng lên nhau.
- Nhìn mờ như có màn sương che: Cảm giác như có màn sương che phủ trước mắt, khiến việc nhìn rõ các vật thể trở nên khó khăn.
- Khó nhìn vào ban đêm: Khả năng nhìn xa và nhìn gần đều có thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm hoặc đọc sách.
- Xuất hiện chấm đen hoặc vệt đen trước mắt: Đây là hiện tượng "ruồi bay", do các tế bào bong tróc từ võng mạc trôi nổi trong dịch thủy tinh thể.
Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể thường xuất hiện từ từ và tiến triển theo thời gian. Có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, hãy đi khám mắt ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng phổ biến nhất là mù lòa, do thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, cản trở ánh sáng đi vào mắt.
Bệnh đục thủy tinh thể tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Do đó, việc khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
6. Cách điều trị đục thủy tinh thể
Khi đi khám mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực, đánh giá tình trạng thủy tinh thể và các cấu trúc khác trong mắt. Nếu phát hiện đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Hiện nay, phương pháp điều trị chính cho bệnh đục thủy tinh thể là phẫu thuật thay thủy tinh thể. Phẫu thuật này được thực hiện bằng cách loại bỏ thủy tinh thể đục và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo trong suốt. Phẫu thuật thay thủy tinh thể là một thủ thuật an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện thị lực đáng kể cho người bệnh.
Đục thủy tinh thể không có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng nếu bạn có lối sống lành mạnh, bảo vệ mắt đúng cách thì bệnh sẽ đến chậm hơn so với thông thường. Nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần, sử dụng kính chống tia UV khi ra ngoài nắng, ăn uống lành mạnh và không sử dụng các chất kích thích.
Xem thêm: Cách bảo vệ mắt cho người lớn tuổi
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)