Cận thị chẳng còn xa lạ gì đối với mọi người trong xã hội hiện nay, việc nhìn mọi vật ở xa không rõ ràng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Mang kính gọng để khắc phục cận thị là một phương pháp rất phổ biến, nhưng có một số trường hợp vì một lí do nào đó khiến cho người bị cận thị nhưng không đeo kính. Vậy bị cận thị không đeo kính có sao không?
I. Bị cận mà không đeo kính có sao không?
Có nhiều đối tượng và trường hợp bị cận thị không đeo kính, tùy thuộc vào từng độ tuổi và độ cận để biết được bị cận không mang kính hay không mang kính thường xuyên sẽ như thế nào:
1. Đối với người dưới 18 tuổi
Dưới 18 tuổi là độ tuổi trục nhãn cầu chưa phát triển hoàn toàn, trục nhãn cầu sẽ còn phát triển và dài ra. Chính vì thế, ở độ tuổi dưới 18 tuổi độ cận sẽ có xu hướng tăng lên trung bình từ 0.5 – 1 diop/ năm, có một số trường hợp có thể từ 1 – 1.5 Diop/ năm.
Do đó khi dưới 18 tuổi bác sĩ sẽ khiến nghị nên đeo kính để tránh cận thị tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, tùy vào độ cận thị mà có nên đeo kính thường xuyên hay không
- Cận thị 0.25 diop: Ở độ cận này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hay học tập nên không cần phải đeo kính, tuy nhiên có thể tăng độ khi không bảo vệ mắt đúng cách.
- Cận thị 0.5 – 0.75 diop: Ở số độ cận này nhìn xa sẽ bị mờ, sẽ có ảnh hưởng không tốt trong quá trình học tập vì vậy nên sử dụng kính trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt cần nhìn xa (đeo kính không thường xuyên).
- Cận thị 1 diop trở lên: Cần đeo kính thường xuyên để tránh cho mắt phải điều tiết và làm việc nhiều hơn khi nhìn xa không rõ. Rất dễ tăng độ nhanh, đau đầu khi không đeo kính và có nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt và học tập.
2. Đối với người trên 18 tuổi
Người từ 18 tuổi trở lên, độ cận đã ổn định và ít tăng độ hơn.
- Cận dưới 1 diop: bạn có thể đeo kính khi nhìn những vật ở xa, đeo kính không thường xuyên.
- Cận trên 1 diop: Nên đeo kính thường xuyên để có thể nhìn những vật ở xa, dễ dàng hơn trong sinh hoạt, học tập và làm việc, nhất là khi tham gia giao thông.
3. Đối với người cận trên 2 độ Diop.
Ở số độ này, bắt buộc bạn phải đeo kính dù đã trên 18 tuổi và độ đã ổn định. Nếu không đeo kính không chỉ gây trở ngại trong sinh hoạt còn có thể gây ra một số bệnh lý về mắt sau này như: nhược thị, đục thủy tinh thể sớm, loạn thị,…
II. Những tác hại của việc cận thị không đeo kính
Có một số người có độ cận thị trên 2 và không đeo kính theo khuyến cáo của bác sĩ trong thời gian dài sẽ khiến mắt làm việc nhiều hơn, phải điều tiết liên tục để nhìn rõ sẽ gây ra đau đầu, mỏi mắt, khô mắt, mắt yếu đi nhìn mờ và làm tăng nguy cơ bị các biến chứng bệnh lý về mắt của cận thị.
- Tăng độ cận nhanh hơn: Khi trẻ không đeo kính, mắt phải cố gắng điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ, điều này khiến mắt mệt mỏi và dễ dẫn đến tình trạng tăng độ cận nhanh hơn.
- Mắt mỏi, khô mắt: Việc điều tiết liên tục gây mỏi mắt, khô mắt, thậm chí có thể dẫn đến đau đầu.
- Nhược thị, lé: Nhược thị là tình trạng mắt lười, nếu không được điều chỉnh kịp thời, có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn ở một hoặc cả hai mắt.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày: đối với trẻ sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động như chơi thể thao, xem phim, đọc sách,... Đối với người lớn sẽ gây ra nguy hiểm khi tham gia giao thông nếu không mang kính.
III. Biện pháp hạn chế tăng độ khi bị cận thị
Để hạn chế tình trạng cận thị ngày càng tăng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
1. Đeo kính đúng độ:
Đeo kính đúng độ là điều quan trọng nhất giúp hạn chế tăng độ cho mắt, đeo kính đúng số độ và lời khuyên của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên đo mắt.
Kiểm tra định kỳ: Đi khám mắt định kỳ để theo dõi sự thay đổi của độ cận và điều chỉnh kính cho phù hợp.
2. Chăm sóc mắt hàng ngày:
Nghỉ ngơi cho mắt:Theo quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút nhìn vào màn hình, hãy nhìn vào một vật cách xa khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
Nhắm mắt thư giãn 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc hoặc học tập.
3. Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh:
Hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, tivi trước khi ngủ. Đeo kính có chức năng chống ánh sáng xanh khi làm việc với máy tính.
4. Bảo vệ mắt khỏi tia UV:
Tia UV là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về mắt sau này như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…. Chính vì vậy cần đeo kính râm chống tia UV khi ra ngoài trời.
Đối với người bị cận thị, hiện nay có rất nhiều loại tròng kính đổi màu có độ hoặc kính mát có độ để hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi đi tia UV và không cần lo có độ sẽ không có kính mát bảo vệ mắt.
5. Bổ sung dưỡng chất:
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt chứa vitamin A, C, E tốt cho mắt.
Uống đủ nước.
6. Tập thể dục cho mắt:
Nhắm mắt và mở mắt: Lặp lại động tác này nhiều lần để thư giãn cơ mắt.
Chuyển động mắt theo hình tròn: Nhìn lên, xuống, trái, phải, theo hình tròn để tăng cường sự linh hoạt của mắt.
Nhìn xa: Đứng ở một nơi thoáng đãng, nhìn xa vào các vật thể ở khoảng cách khác nhau.
7. Tạo thói quen tốt:
Đọc sách, làm việc ở nơi có đủ ánh sáng: Ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều không tốt cho mắt.
Giữ khoảng cách thích hợp: Khi đọc sách, làm việc trên máy tính, giữ khoảng cách phù hợp để giảm áp lực lên mắt.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp mắt phục hồi và hoạt động tốt hơn.
8. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời:
Ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng mặt trời giúp ngăn ngừa cận thị hiệu quả hơn ánh sáng nhân tạo.
Tập thể dục: Các hoạt động thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu đến mắt, cải thiện thị lực.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)