Đôi mắt của chúng ta là cửa sổ để khám phá thế giới xung quanh, nhưng chúng cũng là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tác động của ánh sáng mặt trời. Tia UV, đặc biệt là tia UV-B và UV-A, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mắt và có liên quan đến các vấn đề như phỏng nắng, ung thư da mắt, và lão hóa da xung quanh khu vực mắt.
Đối với những người cận thị, lựa chọn mắt kính cận đúng không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn, mà còn bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV. Mắt kính cận đổi màu hay còn gọi là kính chống UV có tính năng đổi màu tự động, là lựa chọn lý tưởng để bảo vệ mắt trong môi trường ánh sáng khác nhau. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm về kính đổi màu chống tia UV nhé.
I. Những tác hại của tia UV đến con người.
1. Tia UV là gì?
Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có ba loại chính của tia UV dựa trên bước sóng:
- Tia UV-A: Tia UV-A có bước sóng dài hơn, khoảng từ 315 đến 400 nanomet (nm). Nó là loại tia UV ít gây cháy nám và phỏng nắng, nhưng có khả năng xuyên qua lớp ozone, kính cận và thấu kính mắt. Tia UV-A thường được coi là tác nhân chính gây lão hóa da và có liên quan đến một số vấn đề mắt như thoái hóa võng mạc.
- Tia UV-B: Tia UV-B có bước sóng ngắn hơn, khoảng từ 280 đến 315 nm. Đây là loại tia UV gây cháy nám, phỏng nắng và có khả năng gây tổn thương tế bào da. Một phần tia UV-B bị hấp thụ bởi lớp ozone trong tầng bầu khí quyển, nhưng một phần vẫn tiếp xúc với bề mặt trái đất.
- Tia UV-C: Tia UV-C có bước sóng ngắn nhất, dưới 280 nm. Đây là loại tia UV có tính chất rất gắt và hại cho sức khỏe. May mắn thay, hầu hết tia UV-C bị hấp thụ hoàn toàn bởi lớp ozone và không tiếp xúc với bề mặt trái đất.
Tia UV có nguồn gốc chủ yếu từ ánh sáng mặt trời, nhưng cũng có thể phát ra từ các nguồn nh kun như đèn tắm nắng, đèn huỳnh quang và các thiết bị điện tử. Việc tiếp xúc quá lâu và quá mức với tia UV có thể gây nên nhiều tác hại cho da, mắt và sức khỏe tổng thể.
2. Tác hại của tia UV đối với mắt.
- UVC: khả năng gây tổn hại cho mắt nhưng nhờ có tầng ozone mà tia được giữ lại. Nhưng ngày này do nhiều tác động, tầng ozone đang mỏng dần có những nơi tia UVC có thể xuyên qua và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- UVB: Tia UVB bị giác mạc hấp thu gần hết. Dù vậy, UVB vẫn gây các bệnh về giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết mạc, mộng.
- UVA: Do đi xuyên qua được tầng ozon nên lượng bức xạ tia tử ngoại là có nhiều nhất chiếm 97%. UVA xuyên qua được giác mạc, đi vào thủy tinh thể, võng mạc, nếu phơi sáng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa hoàng điểmhay đục thủy tinh thể.
Các tia tử ngoại nhân tạo do lượng thời gian chiếu vào mắt và khoảng cách từ các thiết bị điện tử ngắn nên tác động đến mắt gấp nhiều lần so với tia tử ngoại mặt trời. Các ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ gây ra các triệu chứng nhức mắt, khô mắt, các tật về mắt hoặc thoái hóa hoàng điểm (bệnh lý có nguy cơ gây mù lòa cao)
II. Cách bảo vệ mắt khi tiếp xúc với tia UV.
- Đeo mũ hoặc nón: Khi đi ra ngoài trong ánh nắng mạnh, đảm bảo đội mũ hoặc nón rộng để che chắn ánh sáng mặt trời và bảo vệ mắt khỏi tiếp xúc trực tiếp với tia UV..
- Chọn kính mắt chống UV: Khi chọn kính mắt, hãy chọn những cặp kính có khả năng chống tia UV. Chọn kính có màu sắc tối như xám, nâu hoặc xanh lá cây.
Chú ý nên sử dụng quanh năm vì tia UV có quang năm không phải chỉ có vào mùa hè và những ngày nắng. Nên chọn những loại kính râm tốt, có tác dụng tránh được tia UV, nếu không các bệnh về mắt sẽ còn nặng lên. Chọn kính sát vào 2 bên của mắt để tránh tia tử ngoại bức xạ vào qua phần bên của mắt.
- Hạn chế tiếp xúc trong thời gian tia UV mạnh nhất: Tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất. Nếu cần phải ra ngoài, hãy tuân thủ các biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm và đội mũ nón.
- Sử dụng kem chống nắng quanh mắt: Khi sử dụng kem chống nắng cho khuôn mặt, đặc biệt chú ý đến vùng da quanh mắt. Chọn sản phẩm kem chống nắng không gây kích ứng và có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV.
- Hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh như tivi, điện thoại, máy tính,...
- Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tốt cho mắt.
- Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng ngừa các bệnh về mắt
Ngày nay khi công nghệ ngày càng hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường càng tăng càng làm cho lớp ozone bảo vệ trái đất ngày càng mỏng đi. Từ đó lượng UV phát ra từ mặt trời ngày càng nhiều và ảnh hưởng tiêu cực hơn đến sức khỏe con người.
III. Mắt kính đổi màu.
1. Kính râm dành cho người cận thị là gì?
Kính cận đổi màu là tròng kính được phủ 1 lớp váng gồm các phần tử đổi màu có tính nhạy với ánh sáng mặt trời (gọi là sun sensor). Các phần tử này bình thường có màu trong suốt, nhưng khi tiếp xúc với tia cực tím chúng sẽ hấp thụ năng lượng từ tia cực tím và chuyển đổi màu sắc. Tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều chúng đổi màu càng tối và ngược lại.
Tròng kính đổi màu trông giống như tròng kính trong suốt khi ở trong nhà nhưng tự động đổi sang màu đậm khi tiếp xúc với ánh nắng.
Xem thêm: Tròng kính đổi màu để tìm hiểu thêm về cơ chế hoặt động của kính đổi màu nhé.
3. Công dụng của kính đổi màu.
- Ngăn chặn tới 100% tia UV từ mặt trời, giúp giảm mỏi mắt, tổn thương mắt và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể khi tiếp xúc với ánh nắng hằng ngày.
-Thuận tiện khi di chuyển ra ngoài, không cần phải mang theo mắt kính cận và kính mát để thay đổi.
- Giúp giảm chói sáng và chống ánh sáng xanh có hại từ màn hình, đèn điện
- Nhờ vào chức năng chống lóa, phát huy tác dụng khi bạn lái xe vào ban đêm gặp phải những xe đi ngược chiều, bật đèn pha gây chói mắt.
- Tiết kiệm chi phí – hiệu quả hai trong một, nghĩa là bạn sẽ không phải mua kính cận và kính râm riêng biệt.
- Thời trang và phong cách mọi lúc mọi nơi.
5. Bảng giá kính cận đổi màu.
Bạn có thể liên hệ số Hotline: 096.101.4334 Mr Tài hoặc trực tiếp ghé cửa hàng tại địa chỉ: 195 đường số 12, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân để được tư vấn và tìm hiểu thêm về giá tròng kính đổi màu và tìm được tròng phù hợp cho bạn sử dụng.
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)