VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng, cho đến những phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
1. Võng mạc đái tháo đường là gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường hay còn gọi là võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt. Bệnh gây ra do tổn thương cách mạch máu ở võng mạc. Ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhẹ đến thị lực, nhưng lâu dài bệnh có thể gây giảm thị lực và mù lòa. Người tiểu đường lâu năm càng có nguy cơ nhiều biến chứng về mắt hơn.
2. Nguyên nhân của võng mạc đái tháo đường
Đường trong máu tăng cao trong thời gian dài gây ra tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, cắt ngang nguồn cung cấp máu cho võng mạc. Khi đó, mắt sẽ cố gắng phát triển các mạch máu mới. Tuy nhiên những mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc. Tổn thương mạch máu ở võng mạc gây ảnh hưởng đến thị lực, nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm ở mắt.
Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng, trong đó hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, nơi cho thị lực tinh tế nhất. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường trên võng mạc làm cho võng mạc bị tổn thương nặng, ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng thị giác.
3. Các giai đoạn của bệnh võng mạc đái tháo đường
Giai đoạn bệnh võng mạc không tăng sinh: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, phình to và có thể rò rỉ.
* Giai đoạn 1: Nhẹ
- Các microaneurysm (phình mạch nhỏ) xuất hiện.
- Xuất huyết chấm.
- Tình trạng phù nề nhẹ.
* Giai đoạn 2: Vừa
- Tăng số lượng và kích thước microaneurysm.
- Xuất huyết lan rộng hơn.
- Xuất hiện các hard exudates (các đốm vàng cứng).
* Giai đoạn 3: Nặng
- Các tổn thương trên trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phù hoàng điểm (phù nề ở vùng trung tâm võng mạc) có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến thị lực.
Giai đoạn Bệnh Võng Mạc Tăng Sinh: Ở giai đoạn này, các mạch máu mới, yếu và bất thường mọc lên trong võng mạc và dịch kính. Chúng dễ bị vỡ, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Tân mạch võng mạc: Các mạch máu mới mọc lên trên bề mặt võng mạc.
- Tân mạch dịch kính: Các mạch máu mới mọc vào trong dịch kính.
- Xuất huyết dịch kính: Máu chảy vào trong dịch kính, gây mờ thị lực.
- Bong võng mạc: Lớp võng mạc bị kéo rời khỏi lớp bên dưới, gây mất thị lực vĩnh viễn.
4. Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường
Người bị võng mạc đái tháo đường trong giai đoạn đầu sẽ không có nhiều biểu hiện, các triệu chứng sẽ bắt đầu ở giai đoạn sau, khi bệnh tiến triển nặng:
- Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ
- Nhìn thấy các đốm đen hoặc chấm sáng
- Cảm giác nhìn có màn sương che phủ trước mắt
- Tầm nhìn bị thu hẹp, nhìn bị cản trở.
Nếu người bị tiểu đường có những triệu chứng trên cần nên đi khám mắt kịp thời và điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và cách phòng ngừa võng mạc đái tháo đường
Bất kỳ người bị tiểu đường đều có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường, không loại trừ người tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2.
Người bị tiểu đường cần nên đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất.
Võng mạc đái tháo đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng các biện pháp sau:
Kiểm soát lượng đường: theo dõi đường huyết thường xuyên, sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra đường huyết hàng ngày và ghi lại kết quả.
Tuân thủ phác đồ điều trị: Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tiêm insulin nếu cần thiết.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, tinh bột, chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục vừa phải mỗi ngày giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
Không hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc hoàn toàn để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu.
Giữ huyết áp và cholesterol ở mức an toàn: ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Khám mắt thường xuyên: giúp phát hiện sớm những bất thường ở mắt để được điều trị sớm, mang lại kết quả cao, tránh biến chứng nguy hiểm.
- BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP (12.01.2025)
- RUNG GIẬT NHÃN CẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (31.12.2024)
- ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH Ở TRẺ EM (27.12.2024)
- VẨN ĐỤC DỊCH KÍNH LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN (24.12.2024)
- KÍNH ÁP TRÒNG CHỈNH GIÁC MẠC ORTHO – K (18.12.2024)
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)