Vào mùa hè như hiện tại, bệnh viêm kết mạc mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ có xu hướng quay lại và gia tăng bởi sự thay đổi của thời tiết và ô nhiễm môi trường, cùng với sự phát triển của vi khuẩn. Vậy viêm kết mạc mắt dị ứng có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh căn bệnh này?
1. Viêm kết mạc mắt dị ứng (đau mắt đỏ) là bị những gì?
Kết mạc mắt là gì?
Kết mạc là lớp màng mỏng chứa nhiều mạch máu, phủ trên bề mặt tròng trắng và lót mặt trong của mi mắt.
Viêm kết mạc là bị gì?
Viêm kết mạc mắt xảy ra khi các mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết và làm cho kết mạc phù, đỏ dẫn đến người bệnh bị đau, đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt. Vì vậy người ta thường gọi viêm kết mạc với tên gọi khác là bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, Hầu hết những trường hợp viêm kết mạc đều ở dạng nhẹ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực.
2. Viêm kết mạc có mấy loại và nguyên nhân gây ra là gì?
Viêm kết mạc do virus:
Viêm kết mạc do virus gây ra thường phá phổ biến và thường gặp ở 80% bệnh nhân, bệnh thường do các virus như: Herpes Zoster, Enterovirus, Herpes Simplex… với các triệu chứng điển hình như:
- Chảy nước mắt liên tục một cách không kiểm soát
- Ghèn mắt nhầy lỏng và có màu vàng, xanh
- Cộm mắt như có vật lạ ở trong mắt.
- Hai mí mắt trở nên sưng phồng, kết mạc mắt có màu đỏ
Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt... Biến chứng viêm kết mạc mắt có thể là: Cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
Tuy nhiên, viêm kết mạc do virus gây ra thường sẽ khỏi sau 7 ngày trở lên khi tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm kết mạc do vi khuẩn:
Vi khuẩn có thể ảnh hưởng gây bệnh khá đa dạng như: lậu cầu, não mô cầu, phế cầu, tụ cầu vàng, Proteus,… Chúng có thể xâm nhập vào mắt và sau đó tấn công vào kết mạc mắt gây phản ứng viêm. Vi khuẩn gây viêm kết mạc mắt thường có trong bụi bặm, vật dụng hàng ngày, theo tay hoặc không khí vào mắt người bệnh. Một số khác bệnh nhân viêm kết mạc do lây nhiễm, tiếp xúc với dịch mắt chứa vi khuẩn của người bệnh.
Các triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn có thể kể đến:
- Xuất hiện gỉ mắt (ghèn) màu xanh hay vàng dính 2 mí mắt khi thức dậy. Mắt tiết mủ nhiều, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng, mủ có thể có màu trắng, vàng, xanh lá.
- Ngứa, chảy nước mắt.
- Xuất hiện gỉ mắt màu xanh hay vàng dính 2 mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
- Mắt đỏ hiện nhiều tia máu, có thể ở 1 hoặc cả 2 mắt.
- Có thể bị một hoặc cả hai bên mắt.
Viêm kết mạc do dị ứng:
Viêm mắt dị ứng thường do nhiều yếu tố tác động và được chia nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng theo các nhóm như sau:
Viêm kết mạc mắt do dị ứng tiếp xúc: Bị ảnh hưởng từ hóa chất có trong mỹ phẩm vào mắt, sơn móng tay… khi tiếp xúc với mắt sẽ gây dị ứng, thường chỉ xảy ra ở một bên mắt. Các nguyên nhân khác bao gồm: thuốc kháng sinh, chất bảo quản thimerosal, một số loại cây, hoa, quả…
Dị ứng trong mắt thời tiết: di chuyển qua các vùng có khí hậu và thời tiết khác nhau.
Viêm kết mạc do sử dụng kính áp tròng: Người đeo kính áp tròng có thể bị dị ứng với chất liệu của nó hoặc do vệ sinh kính không sạch.
Viêm mắt do phản ứng sốc phản vệ: phản ứng dị ứng (sốc phản vệ, dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất) với thức ăn, côn trùng, thuốc… gây ra các triệu chứng trong đó có mắt như: sưng, ngứa, đỏ kết mạc và các mô mềm xung quanh mắt. Ngoài ra, ăn thực phẩm có chứa bột ngọt hoặc chất bảo quản natri metabisulfite đôi khi sẽ gây sưng và đỏ mắt. Tuy nhiên, dấu hiệu này không phải phản ứng sốc phản vệ thật sự, do đó các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn.
3. Làm sao để phòng tránh bị viêm kết mạc?
Viêm kết mạc có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh viêm kết mạc mắt không quá nguy hiểm nhưng có thể sẽ để lại di chứng tới thị lực nếu không được điều trị đúng cách và điều trị triệt để. Vì thế, bệnh nhân cần nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân và tuân thủ theo phác đồ điều trị để dứt điểm bệnh.
Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc đều là lành tính, việc điều trị tích cực các triệu chứng sẽ giúp cho bệnh nhanh tiến triển và phục hồi sau khoảng 1 tuần, đôi khi nặng hơn thì có thể đến 15 ngày. Người bệnh cần có kiến thức chăm sóc bản thân và giữ gìn cho người khác để tránh lây lan cho người thân và cộng đồng.
Để ngăn ngừa lây nhiễm, phòng ngừa bệnh, tránh lây lan, bùng dịch, người bệnh cần lưu ý:
1. Khi bị viêm kết mạc mắt cần hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, luôn có thiết bị bảo hộ mắt và thông báo đến mọi người để tránh tiếp xúc gần nhất có thể.
2. Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, cọ vẽ mi chung.
3. Luôn rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với mắt.
4. Cần phải liên tục vệ sinh và phơi nắng các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, chậu rửa mắt của bệnh nhân..
5. Khi có dấu hiệu bất thường về mắt thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh để di chứng nặng hơn.
Như vậy, Mắt kính Thành Tài đã giới thiệu đến bạn đọc về căn bệnh “Viêm kết mạc mắt” thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhất là vào các giai đoạn chuyển mùa. Chúc các bạn có một đôi mắt thật khỏe mạnh và đừng quên kiểm tra mắt định kỳ tại Mắt kính Thành Tài nhé!
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)