Màu sắc là một trong những yếu giúp cho cuộc sống của bạn trở nên sinh động hơn và rất gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy nếu một ngày mắt bạn không thể nhìn thấy những màu sắc đó nữa, nó sẽ trong như thế nào? Hay nói cách khác những người có bệnh mù màu sẽ nhìn thế giới quan ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu xem nguyên nhân của bệnh mù màu và bệnh mù màu có thể điều trị được không nhé.
I. Bệnh mù màu là gì?
Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt một số màu sắc nhất định như màu đỏ, màu xanh lá hoặc màu xanh dương với màu vàng. Có một số trường hợp hiếm gặp người bệnh không có khả năng nhìn được bất kỳ màu sắc nào.
Ước tính trên thế giới, cứ 30.000 người thì có 1 người mắc bệnh mù màu. Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ ước tính khoảng 8% nam giới da trắng sinh ra bị khiếm khuyết về thị lực màu sắc so với 0,5% nữ giới thuộc mọi sắc tộc.
Bệnh mù màu không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm việc học tập, làm việc, lái xe, và thậm chí cả việc lựa chọn nghề nghiệp.
II. Vì sao bị bệnh mù màu?
1. Cơ chế gây ra bệnh mù màu
Trong võng mạc có 2 loại tế bào: hình que và hình nón. Tế bào que chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng, các tế bào nón chịu trách nhiệm cho sự chi tiết, sắc nét và màu sắc của hình ảnh, tế bào này tập trung nhiều chủ yếu ở điểm vàng.
Ở người, võng mạc có ba loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định chủ yếu là đỏ, lục và lam. Bệnh mù màu xảy ra khi một hoặc nhiều tế bào hình nón không có, không hoạt động hoặc phát hiện màu khác với bình thường. Mù màu nghiêm trọng khi không có 3 tế bào hình nón. Mù màu nhẹ khi có đủ nhưng một tế bào hoạt động bất thường.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu là gì?
- Gen di truyền: Đây là một vấn đề di truyền, và thường thì người mẹ là người mang gen bị lỗi và truyền nó cho con trai. Tuy nhiên, cả nam và nữ đều có thể bị mắc phải bệnh mù màu.
Gen liên quan đến mù màu được đặt trên các nhiễm sắc thể X, trong khi nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X. Điều này có nghĩa là nam giới nhận gen mù màu từ mẹ và nếu nó lỗi, họ sẽ hiển thị triệu chứng mù màu. Phụ nữ chỉ bị mù màu khi cả hai nhiễm sắc thể X đều chứa gen bất thường. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ nam giới bị mù màu cao hơn phụ nữ.
- Tác hại của một số thuốc: Một số thuốc có thể gây ra những thay đổi trong nhận biết màu sắc như thuốc động kinh, thuốc điều trị tim mạch, cao huyết áp, rối loạn thần kinh,…
- Biến chứng của một số bệnh: tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, alzheimer, parkinson, bạch cầu, thoái hóa điểm vàng,…có thể làm ảnh hưởng đến thị giác gây mù màu. Những trường hợp này thường bị mù màu một bên mắt, đôi khi cả hai mắt. Sau khi điều trị bệnh mù màu có thể thuyên giảm và phục hồi.
- Tác hại của lão hóa tự nhiên: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng gây ra tình trạng mù màu ở người già.
III. Có mấy loại bệnh mù màu?
Bệnh mù màu được phân loại theo các loại như sau:
1.Bệnh mù màu đỏ – xanh lá cây:
Đây là tình trạng phổ biến nhất, người bệnh khó phân biệt màu đỏ với màu xanh lá cây đậm, màu xanh lam với màu hoa cà và màu tím. Có 4 loại.
- Deuteranomaly: xảy ra do có một sắc tố hình nón màu xanh lục bất thường. Trường hợp này làm cho màu vàng và xanh lá cây nhìn thành đỏ, khó xác định tím và xanh lam. Đây là loại phổ biến nhất.
- Protanomaly: xảy ra do sự bất thường sắc tố đỏ của tế bào nón. Người bệnh khi nhìn đỏ, cam, vàng sẽ thành xanh lục và màu sắc không được tươi sáng. Tình trạng này nhẹ và thường không cản trở các hoạt động hàng ngày.
- Protanopia: trường hợp này do các sắc tố đỏ hình nón ngừng hoạt động. Màu đỏ nhìn thành đen.
- Deuteranopia: các sắc tố hình nón màu xanh lá cây ngừng hoạt động. Người bệnh sẽ nhìn thấy màu đỏ giống vàng nâu, nhìn xanh lục thành màu vàng đậm.
2.Bệnh mù màu xanh dương – vàng
It phổ biến, người bệnh khó phân biệt xanh dương – xanh lá cây, vàng – đỏ. Có 2 loại mù màu xanh – vàng.
- Tritanomaly: xảy ra do các sắc tố hình nón màu xanh bị hạn chế chức năng. Màu xanh lam nhìn thành xanh lá cây, khó phân biệt đỏ – vàng.
- Tritanopia: những người bị tình trạng này do thiếu sắc tố xanh lam. Theo đó, màu xanh lam nhìn giống xanh lá cây, hồng giống tím hoặc nâu nhạt.
3. Mù màu toàn phần.
Ở trường hợp này người bệnh hoàn toàn không nhìn thấy màu. Là một dạng rối loạn võng mạc di truyền gen lặn hiếm gặp. Trong tế bào hình que không có bất kỳ sắc tố nào. Những người gặp phải tình trạng này chỉ nhìn thấy 3 màu: trắng, đen, xám. Đồng thời cảm thấy khó chịu khi ở trong không gian nhiều ánh sáng.
Hoặc hai trong số ba sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động. Do vậy, não không nhận được tín hiệu nên người bệnh khó phân biệt được các màu.
IV. Triệu chứng của bệnh mù màu.
- Đó là vấn đề thị lực, mà có thể bản thân người bệnh hoàn toàn không nhận biết được. Chỉ có thể nhận biết qua đi khám thị lực có bảng đo mù màu, nhận biết nhờ người xung quanh,…
- Không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định. Tùy thuộc vào loại mù màu, người bị mắc phải có thể không nhìn thấy hoặc nhìn thấy rất ít một số màu cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp mù màu đỏ-xanh lá cây, người bị mắc phải có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt màu đỏ và xanh lá cây.
- Sự nhầm lẫn trong việc phân biệt các màu tương đối gần nhau: Một số người bị mù màu có thể nhầm lẫn giữa các màu gần nhau như xanh lá cây và cam, xanh dương và tím, hay xanh lá cây và nâu. Điều này có thể gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như làm việc với biểu đồ, đọc bản đồ, hoặc phân biệt màu sắc trong một hình ảnh.
V. Cách phòng tránh bệnh mù màu
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện, bộ nhiễm sắc thể, lập sơ đồ phả hệ trước khi lập gia đình để xem có ai bị không, tránh nguy cơ thế hệ sau này mắc bệnh.
- Khi tiếp xúc hóa chất cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho mắt.
- Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu vì dễ gây tổn thương thị giác.
- Không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị các bệnh nội khoa có thể dẫn đến bệnh mù màu như tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp,....
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp những vấn đề bất thường về thị lực.
VI. Bệnh mù màu có chữa được không?
Hiện nay, y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mù màu là do di truyền, chính vì thế chúng ta có thể sử dụng biện pháp chuẩn đoán trước sinh để phát hiện ra bệnh mù màu hay không.
Bên cạnh việc chữa trị, ngày nay các nhà khoa học đã phát minh ra kính lọc màu sắc nhằm hỗ trợ khả năng phân biệt màu sắc cho người bị mù màu. loại kính này tuy không thể chữa dứt điểm được bệnh nhưng giúp người bệnh có thể phân biệt được màu sắc và làm giảm độ chói sáng giúp phân biệt màu sắc dễ dàng hơn.
Bệnh mù màu di truyền là căn bệnh không thể chữa khỏi vì vậy cần tập những thói quen để chung sống với căn bệnh này. Hãy ghi nhớ thứ tự của các loại màu sắc đèn giao thông để lưu thông trên đường an toàn. Ghi chú lại màu sắc, sắp xếp lại thứ tự màu sắc để dễ nhận biết khi cần.
*Lưu ý: Bài viết này chỉ là nội dung thể tham khảo, nếu bạn có phát hiện gì bất thường về thị giác cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Với những ai đang mắc bệnh mù màu, đừng lo lắng cũng như hoang mang. Hãy tập sống chung với căn bệnh và hãy tích cực lên để cuộc sống tươi đẹp hơn.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)