Thông thường, khi không nhìn rõ một vật nào đó ta thường hay có thói quen nheo mắt để nhìn, đó là thói quen của rất nhiều người. Vậy bạn có thắc mắc tại sao khi nheo mắt lại nhìn rõ hơn không?
1. Mắt chúng ta hoạt động như thế nào?
Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.
Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.
Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Tất cả ánh sáng đều phải đi qua giác mạc rồi mới tới mắt để chúng ta có thể nhìn thấy
Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.
Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần.
Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.
Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.
Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Số lượng tế bào que trong mắt người là khoảng 120 triệu tế bào so với 7 triệu tế bào nón. Chính vì vậy, chúng nhạy cảm với ánh sáng hơn so với tế bào hình nón và cũng là tế bào chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc nhìn vào ban đêm. Bên cạnh đó, chúng cũng cảm nhận chuyển động với mật độ cao tốt hơn. Và đây là lý do tại sao chúng đóng vai trò quan trọng trong tầm nhìn ngoại vi của bạn. Còn tế bào nón, dù ít hơn về số lượng và kém nhạy cảm hơn tế bào que nhưng lại có chức năng nhận diện màu sắc và điều chỉnh "độ nét".
Để nhận diện được màu sắc, hai loại tế bào hình nón phải được kích hoạt bởi các bước sóng tương ứng của ánh sáng. Màu sắc chúng ta nhận thức được sẽ dựa trên mức độ kích thích mà mỗi loại tế bào hình nón nhận được. Vì vậy, nếu số lượng tế bào nón màu đỏ và màu xanh lá cây được kích thích là như nhau thì chúng ta sẽ nhìn thấy màu vàng hoặc vàng cam. Đó là cách thức mắt của chúng ta biến sóng ánh sáng thành các xung điện.
Xem thêm: Cấu tạo của mắt
2. Tại sao khi nheo mắt lại giúp nhìn rõ hơn
Theo các nhà khoa học, việc nheo mắt sẽ gây ra hai phản ứng giúp chúng ta nhìn rõ hơn. Đầu tiên là thay đổi hình dạng của mắt để cho phép ánh sáng tập trung tốt hơn. Thứ hai, làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
Hay tìm hiểu sâu hơn chúng ta sẽ hiểu như sau:
Tế bào nón sẽ chịu trách nhiệm nhận biết ánh sáng và tập trung nhiều về trung tâm của giác mạc hay còn gọi là hoàng điểm, tại khu vực nhiều tế bào nón nhất sẽ giúp chúng ta thấy được hình ảnh sắc nét nhất. Việc nheo mắt lại giúp thay đổi hình dáng mắt để ánh sáng tập trung đi qua hố thị giác có nhiều tế bào nón nhất nên mắt có khả năng nhìn rõ hơn.
Nheo mắt lại, có thể thay đổi hình dạng của mắt và điều này giúp thủy tinh thể tập trung ánh sáng thích hợp trên hố thị giác – nơi tập trung chủ yếu của tế bào hình nón cũng như lọc và giảm bớt lượng ánh sáng dư thừa để từ đó hình ảnh thu nhận được sẽ trở nên rõ nét hơn.
Thủy tinh thể có thể thay đổi hình dạng để cho phép ánh sáng tập trung và đi vào mắt và hố thị giác. Vì vậy, người có tật bẩm sinh về mắt như hình dáng thủy tinh thể bất thường và thủy tinh thể của người cao tuổi mất khả năng đàn hồi thì khả năng tập trung ánh sáng đi qua hố thị giác sẽ giảm đi nhiều nên sẽ khó nhìn rõ vật hơn.
Hoặc theo cách đơn giản, khi nheo mắt lại , chúng ta đã thay đổi hình dạng của mắt và điều này giúp thủy tinh thể tập trung ánh sáng thích hợp trên hố thị giác – nơi tập trung chủ yếu của tế bào hình nón cũng như lọc và giảm bớt lượng ánh sáng dư thừa để từ đó hình ảnh thu nhận được sẽ trở nên rõ nét hơn.
Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên không tốt cho mắt vì nhãn cầu phải làm việc quá nhiều, tạo áp lực lên thủy tinh thể, thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Chính vì điều này, đục thủy tinh thể ở người cao tuổi sẽ bị đục đi và bắt buộc phải đi thay thủy tinh thể nhân tạo để có thể hình rõ hơn.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)