SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Song thị là một trong những vấn đề khó chịu và là bệnh lý nguy hiểm của mắt, song thị khiến cho mắt nhìn một vật thành hai gây ra nhiều bất tiện trong làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm về song thị trong bài viết này nhé.
1. Song thị là gì?
Song thị là một tật khúc xạ, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Song thị hay còn gọi là nhìn đôi, người bị song thị thay vì khi hai mắt cùng nhìn vào một hình ảnh thì họ lại thấy thành hai hình ảnh bên cạnh nhau hoặc chồng lên nhau.
Các loại song thị
- Song thị thông thường sẽ có 2 loại:
- Song thị một mắt: Người bị song thị một mắt khi che mắt còn lại sẽ nhìn thấy một thành hai, còn song thị hai mắt xảy ra khi nhìn bằng cả hai mắt. Bên cạnh đó, song thị cũng có 2 dạng, song thị ngang ( hai hình ảnh nằm cạnh nhau), song thị đứng ( hai hình chồng lên nhau).
Theo các nhà nghiên cứu, song thị là hệ quả của tổn thương trực tiếp trên cơ vận nhãn và gián tiếp trên thần kinh số III, IV, VI. Các bệnh lý đi kèm là bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương hoặc bệnh lý do tổn thương trên thần kinh vận nhãn như tiểu đường, viêm do tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi, sau chấn thương, u bướu chèn ép.
2. Nguyên nhân gây ra song thị
Song thị là tình trạng mắt nhìn thấy một vật thể thành hai hình ảnh thay vì một. Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và việc xác định chính xác nguyên nhân là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Song thị có thể do bẩm sinh, nhưng trường hợp này rất ít gặp. Nguyên nhân bị song thị đa số đến từ các bệnh lý về mắt hoặc do chấn thương ở vùng mắt.
Song thị một mắt có thể đến từ các loại tật khúc xạ ở mắt như loạn thị, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, tổn thương hoàng điểm,…sự khác biệt độ khúc xạ giữa hai mắt cũng là nguyên nhân gây song thị.
3. Triệu chứng của song thị
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của song thị là nhìn thấy hai hình ảnh thay vì một. Bên cạnh đó, người bị song thị cũng sẽ có một số triệu chứng khác như:
Đau đầu: Đau đầu thường xuất hiện kèm theo song thị, đặc biệt là khi cố gắng tập trung nhìn vào một vật.
Mỏi mắt: Cảm giác mỏi mắt, khó chịu khi nhìn lâu.
Khó tập trung nhìn: Khó giữ cho mắt tập trung vào một điểm duy nhất.
Buồn nôn: Một số người bị song thị có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt khi tình trạng này diễn ra nghiêm trọng.
Đau quanh mắt: Cảm giác đau nhức xung quanh mắt, như ở thái dương hoặc lông mày.
4. Phương pháp điều trị song thị
Rất có thể song thị là một trong những triệu chứng của bệnh về thần kinh. Nếu nguyên nhân gây song thị là bệnh lý liên quan tới thần kinh, người bệnh cần phải có thời gian để thích nghi. Phương pháp điều trị sẽ là điều trị lăng kính, bịt một mắt trong thời gian hoặc chỉnh kính râm đen để che một bên mắt.
Điều trị song thị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý:
Bệnh lý mắt: Nếu song thị do các bệnh về mắt như cườm nước, đục thủy tinh thể, viêm thần kinh thị giác,... thì việc điều trị các bệnh lý này sẽ giúp cải thiện tình trạng song thị.
Bệnh lý thần kinh: Đối với các trường hợp song thị do bệnh lý thần kinh, việc điều trị sẽ tập trung vào bệnh nền như đột quỵ, u não, đa xơ cứng,...
Chấn thương: Nếu song thị do chấn thương, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm sưng, viêm và phục hồi chức năng của các cơ mắt.
Điều trị song thị đòi hỏi người bệnh cần phải tập trung và kiên trì, phải tập thích nghi và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Kiểm tra mắt định kỳ là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất, giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)
- LÉ (LÁC) MẮT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (23.10.2024)