Mắt kính là một trong những phụ kiện quan trọng giúp bạn bảo vệ mắt tránh những tác động có hại xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, việc chọn mắt kính phù hợp không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm ngẫu nhiên. Cần có sự lựa chọn tỉ mỉ dựa trên những tiêu chí cụ thể, đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của từng người.
Việc chọn mắt kính bảo vệ mắt phù hợp không chỉ mang lại sự an toàn và bảo vệ cho mắt, mà còn là một phần quan trọng trong việc tạo nên phong cách và sự tự tin cá nhân. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu qua những tiêu chí đó là gì nhé.
1. NGÂN SÁCH PHÙ HỢP.
Khi bạn mua một sản phẩm nào đó, giá thành sẽ là việc bạn quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn có nên mua sản phẩm đó không. Đối với mắt kính cũng vậy, xác định ngân sách mà bạn có sẵn để đầu tư vào mắt kính bảo vệ. Điều này sẽ giúp hạn chế phạm vi tìm kiếm và tập trung vào các sản phẩm có giá phù hợp.
Mắt kính cũng chia làm những phân khúc khác nhau như: Mắt kính giá rẻ giá sẽ dao động từ vài trăm nghìn, mắt kính giá tầm trung giá thành sẽ từ một triệu cho đến vài triệu, mắt kính cao cấp giá thành sẽ cao có thể chục triệu trở lên. Tùy vào đối tượng khách hàng sẽ có những sản phẩm mắt kính phù hợp từ học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng,….
Khi xem xét giá thành, quan trọng là tìm sự cân bằng hợp lý giữa ngân sách cá nhân và chất lượng, hiệu quả của mắt kính. Đừng chỉ nhìn vào giá cả mà bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác.
2. CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO TẦM NHÌN
Không nên đánh giá mắt kính chỉ dựa trên giá cả. Hãy xem xét chất lượng và tầm nhìn của mắt kính bảo vệ mắt trước tiên. Đôi khi, việc đầu tư vào một sản phẩm chất lượng cao có thể giúp tiết kiệm chi phí trong tương lai, do nó có tuổi thọ dài hơn và mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho mắt.
Bạn nên chọn mắt kính bảo vệ mắt đảm bảo tầm nhìn rõ nét trong quá trình chuyển động. Nếu mắt kính bị nhòe hạn chế tầm nhìn sẽ tạo ra những mối nguy hại tiềm ẩn. Bạn nên kiểm tra mắt bằng cách đo và khám mắt trước khi lựa chọn một chiếc kính phù hợp.
3. CHỌN MẮT KÍNH ĐÚNG NHU CẦU SỬ DỤNG.
Mỗi loại kính bảo vệ mắt sẽ có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Có nhiều loại kính bảo vệ được thiết kế đặc biệt cho các môi trường công việc khác nhau, chẳng hạn như kính bảo hộ lao động, kính bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm, kính bảo vệ khi lái xe, hay kính bảo vệ chống tia UV khi làm việc ngoài trời.
- Mắt kính chống va đập và chống trầy xước: Nếu công việc hoặc hoạt động của bạn có nguy cơ va đập hoặc trầy xước, hãy chọn mắt kính có khả năng chống va đập và chống trầy xước cao. Tròng kính polycarbonate thường được sử dụng trong các kính bảo vệ do tính năng chống va đập tốt.
- Mắt kính bảo vệ chống tia UV: Nếu bạn cần kính bảo vệ chống tia UV để sử dụng trong môi trường ngoài trời, hãy chọn mắt kính có khả năng chặn tia UV độc hại từ ánh sáng mặt trời. Chú ý đến mức độ bảo vệ UV được ghi trên nhãn kính.
- Mắt kính bảo vệ ánh sáng chói và phản xạ: Nếu bạn làm việc trong môi trường có ánh sáng chói mạnh hoặc phản xạ từ bề mặt, hãy chọn mắt kính có lớp phủ chống lóa hoặc tráng phủ chống phản xạ để giảm cường độ ánh sáng và cải thiện tầm nhìn.
- Mắt kính bảo vệ chống ánh sáng xanh: Nếu bạn làm việc trong môi trường tiếp xúc với những thiết bị điện tử thường xuyên như màn hình laptop, điện thoại, máy tính, hãy chọn mắt kính có lớp phủ chống áng sáng xanh để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại cho mắt.
- Mắt kính bảo vệ chống chói lóa đèn xe, bám hơi nước, bám bụi: Nếu bạn làm việc trong môi trường ngoài trời hay di chuyển nhiều như tài xế, shiper,… bạn nên chọn mắt kính có lớp phủ chống bám hơi, giảm chói đèn xe và bám bụi.
4. CHỌN MẮT KÍNH BẢO VỆ MẮT PHÙ HỢP VỚI KHUÔN MẶT VÀ THOẢI MÁI KHI MANG.
Mắt kính không chỉ là phụ kiện bảo vệ mắt mà còn lại phụ kiện làm tôn lên nét đẹp trên khuôn mặt, vì vậy việc chọn một chiếc kính phù hợp với khuôn mặt là đều quan trọng vừa có thể bảo vệ mắt và vừa thời trang mà phải thoải mái khi mang. Mắt kính bảo vệ mắt cần sử dụng liên tục trong quá trình làm việc hoặc đi đường. Người dùng cần chọn loại không cần phải điều chỉnh thường xuyên hoặc tháo lắp dễ dàng để tránh bị tuột hoặc lỏng quá.
Xem thêm: CÁCH CHỌN GỌNG KÍNH PHÙ HỢP VỚI GƯƠNG MẶT NAM ĐẸP NHẤT
CÁCH CHỌN KÍNH PHÙ HỢP VỚI HÌNH DÁNG KHUÔN MẶT
5. CHỌN MẮT KÍNH BẢO VỆ THEO CHẤT LIỆU.
Chất liệu của tròng kính: Chọn mắt kính với tròng kính chất lượng cao và đảm bảo rõ ràng. Tròng kính nhựa thường được sử dụng rộng rãi trong mắt kính bảo vệ do khả năng chống va đập và chống trầy xước tốt. Tròng nhựa có ưu điểm nhẹ và tính năng vượt hơn so với tròng thủy tinh.
Chất liệu của gọng kính: Chọn gọng kính làm từ vật liệu nhẹ và không gây cản trở tầm nhìn như nhựa hoặc kim loại nhẹ. Điều này giúp tránh cảm giác nặng nề và hạn chế việc che phủ tầm nhìn. Hiện nay gọng kính được làm đa dạng nhiều kiểu dáng với chất liệu chất lượng tốt giúp bạn sử dụng được thoải mái độ bền cao và đặc biệt là thời trang và trong đẹp hơn.
Xem thêm: CHẤT LIỆU NÀO TẠO NÊN GỌNG MẮT KÍNH KIM LOẠI?
CHẤT LIỆU LÀM NÊN GỌNG MẮT KÍNH NHỰA LÀ GÌ?
6. THƯƠNG HIỆU.
Để bảo vệ và xây dựng uy tín thương hiệu, một cặp kính chính hãng luôn được nhà sản xuất kiểm định khắt khe nhằm đảm bảo an toàn thị lực. Trong khi sản phẩm copy hay hàng nhái với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên chất lượng không được đảm bảo. Vì vậy, trước khi mua kính bạn nên tìm hiểu thông tin, chọn lựa những thương hiệu kính đáng tin cậy, và chỉ mua ở những đại lý phân phối hàng chính hãng.
Mắt Kính Thành Tài là cửa hàng mắt kính là đại lý phân phối của nhiều thương hiệu mắt kính chính hãng hiện nay. Đảm bảo chất lượng tốt và cung cấp những mắt kính bảo vệ mắt chính hãng từ những thương hiệu nổi tiếng, với mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý để đưa đến tay người dùng một chiếc kính bảo vệ tốt nhấ.
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)