1. Đeo kính sai tư thế, sai vị trí:
Đeo kính trễ xuống mũi
Việc đeo mắt kính như thế này khiến đôi mắt bị ảnh hưởng dễ bị mỏi, mệt hoặc nhìn mờ, vì đúng ra chiếc kính phải được đặt ở vị trí tương thích với mắt để hỗ trợ mắt tốt nhất có thể.Khi để mắt kính trễ xuống thì mỗi khi nhìn bạn phải ngước mắt lên trên dễ khiến mi mắt sụp xuống, mất vẻ đẹp tự nhiên.
Đeo kính quá sát với mắt
Ngược lại với người đeo mắt kính quá trễ sâu xuống dưới mũi thì cũng có những người thích “dí” sát cặp kính vào đôi mắt, hoặc đeo mắt kính càng ôm vào thái dương càng tốt. Khi kính ép quá sát vào đôi mắt và thái dương sẽ dễ gây nên tình trạng nhức đầu, chóng mặt và choáng.
2. Tháo kính, đeo kính bằng một tay
Đeo kính, tháo kính bằng một tay khiến càng kính đi vào hai bên thái dương không đều, gọng kính dần sẽ bị bị cong vênh, giãn rộng. Việc kính bị rộng cũng sẽ khiến nó bị tụt xuống gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.
3. Cài kính trên đầu
Không ít người khi đeo kính thỉnh thoảng cài kính lên đầu cho trông thời trang, nhưng thực sự hành động này không được tốt. Mắt kính dễ bị xước, gọng kính cũng dễ mở rộng và thậm chí nếu không để ý sẽ làm kính bị rơi.
4. Không chú ý vệ sinh kính
Có những người đeo kính một thời gian rất dài mà không chịu đi kiểm tra thị lực. Mắt kính trầy xước, ố vàng còn gọng kính mốc xanh, sơn bong tróc.
Nếu tình trạng này đang diễn ra thì bạn đang phải đối diện với hai nguy cơ:
Một là thị lực kém, mắt kính xước làm cho mắt nhìn mờ, không thoải mái, thậm chí còn có nguy cơ gây nhược thị.
Hai là vấn đề về da và thẩm mỹ. Những gọng kính không rõ nguồn gốc xuất xứ đeo một thời gian sẽ có tình trạng bong tróc sơn, gọng kính kim loại có hiện tượng gỉ, mốc xanh, nó có thể gây ra dị ứng hoặc bệnh nghiêm trọng khác cho da của bạn.
5.“Lười” đeo kính hoặc chỉ dùng khi làm việc
Nhiều bạn cho rằng, kính cận che khuất một phần gương mặt nên nó khiến họ “xấu” đi. Từ đó, họ hình thành thói quen chỉ đeo kính khi làm việc hoặc học tập mà thôi.
Trên thực tế, kính cận chính là dụng cụ hỗ trợ giúp điều chỉnh tật khúc xạ và giúp mắt nhìn sáng rõ. Không đeo kính buộc mắt phải tự điều tiết và làm trục nhãn cầu càng dài thêm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mắt bạn có nguy cơ “lồi” và tăng độ nhanh.
Ngoài ra, việc đeo kính có độ cận không tương thích cũng khiến mắt cận thị nặng và yếu hơn. Vậy nên, khi cảm thấy đeo kính cận nhưng mắt lại khó chịu, chảy nước mắt… Tốt nhất để mắt cận nặng không tăng độ thì hãy khám mắt định kỳ và cắt kính đúng độ.
- BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP (12.01.2025)
- RUNG GIẬT NHÃN CẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (31.12.2024)
- ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH Ở TRẺ EM (27.12.2024)
- VẨN ĐỤC DỊCH KÍNH LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN (24.12.2024)
- KÍNH ÁP TRÒNG CHỈNH GIÁC MẠC ORTHO – K (18.12.2024)
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)