Bạn có biết, trong đôi mắt của chúng ta cũng có áp suất không? Mắt không những có áp suất mà nó còn rất quan trọng để giúp mắt chúng ta có được đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Vậy nhãn áp hay còn gọi là áp suất của mắt bao nhiêu là bình thường? Nếu mắt bị tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết này nhé
I. Nhãn áp bao nhiêu là bình thường?
Theo thông thường, áp suất trong mắt hay còn gọi là nhãn áp bình thường sẽ dao động khoảng 11 – 21mmHg. Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo nhãn áp của bạn. Nếu nhãn áp tăng cao trên 21mmHg ở một mắt hoặc cả hai mắt trong hai hay nhiều lần khám thì tức là bạn đã bị tăng nhãn áp.
II. Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực nội nhãn tăng cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch. Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.
III. Nguyên nhân dẫn đến tăng nhãn áp
Nguyên nhân của tăng nhãn áp là mắt tiết ra quá nhiều thủy dịch (một dạng chất lỏng trong suốt) hoặc hệ thống thoát thủy dịch của mắt gặp phải vấn đề nào đó. Góc thoát thủy dịch nằm gần phía trước của mắt, nằm giữa mống mắt và giác mạc. Nếu góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng và áp lực. Những nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:
- Góc thoát dịch bị đóng.
- Vùng trước mống mắt đã mở ra nhưng dịch không được thoát ra như bình thường.
- Ung thư mắt ngăn cản góc thoát dịch.
- Mắt đã bị tổn thương trước đó.
- Góc thoát dịch bị tắc do protein hay đám sợi sắc tố.
VI. Tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Chắc đây là một trong những câu hỏi khiến nhiều người quan tâm. Trên thực tế, nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Tăng nhãn áp tiến triển nặng có thể trở thành bệnh Glocom - Thiên đầu thống. Căn bệnh này có thể tác động đến chức năng của dây thần kinh thị giác. Đặc biệt đây lại là những sợi dây kết nối dữ liệu từ mắt tới não bộ giúp ghi nhận hình ảnh mà mắt nhìn thấy được. Do đó nếu một người bị Glocom nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách thì dần dần sẽ bị mất đi thị lực.
Như vậy chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Càng để lâu, bệnh càng diễn biến tồi tệ hơn, gia tăng nguy cơ mù lòa cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe mắt nhiều hơn để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
V. Dấu hiệu của tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp thường không có dấu hiệu rõ ràng, chính vì vậy chúng ta cần đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần để có thể sớm phát hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh tăng nhãn áp có thể khiến bạn bị đau mắt khi di chuyển hoặc chạm vào mắt. Nếu tăng nhãn áp trở nên nghiêm trọng hơn sẽ khiến bạn bị đau đầu dữ dội, chảy nước mắt liên tục và thị lực suy giảm.
VI. Đối tượng có nguy cơ bị tăng nhãn áp
Những đối tượng có nguy cơ bị tăng nhãn áp và phát triển thành bệnh Glocom - Thiên đầu thống.
- Trên 40 tuổi: tuổi tác là yếu tố quan trọng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bị tăng nhãn áp.
- Người bị cao huyết áp (tăng huyết áp) và thấp huyết áp (hạ huyết áp).
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Cận thị nặng.
- Giác mạc trung tâm mỏng.
- Chảy máu ở đầu dây thần kinh thị giác.
- Hội chứng phân tán sắc tố: Tình trạng này có nghĩa là sắc tố từ mống mắt của bạn bong ra (mống mắt là phần có màu của mắt). Những hạt này có thể chặn hệ thống thoát thủy dịch của mắt.
- Có tiền sử gia đình về tăng nhãn áp hoặc Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống).
- Từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt trước đó.
VI. Cách điều trị tăng nhãn áp
Cần phải đưa mắt về chỉ số nhãn áp bình thường, bạn cần phải đi khám ở bệnh viện chuyên khoa mắt và bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể về phương pháp điều trị.
Trên thực tế, y học ngày nay vẫn chưa đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh tăng nhãn áp, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu bạn tích cực điều trị.
VII. Cách phòng ngừa tăng nhãn áp
Để phòng tránh nguy cơ bị tăng nhãn áp, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe mắt nhiều hơn và tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Sử dụng kính râm chống tia UV khi ra nắng.
- Sử dụng kính bảo hộ, bảo vệ mắt khỏi bụi bặm, các chấn thương ở mắt khi chơi thể thao hay tham gia hoạt động ngoài trời.
- Sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng các thiết bị điện tử.
- Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi khi đang làm việc trên máy tính, đọc sách hay xem điện thoại.
- Tập các bài tập massage cho mắt.
- Ăn uống lành mạnh, bổ xung các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt.
- Vệ sinh mắt thường xuyên, hạn chế đeo kính áp tròng khi không cần thiết.
- Khám mắt định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh tăng nhãn áp cũng như các bệnh lý liên quan tới thị lực.
Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc nhãn áp bao nhiêu là bình thường? như thế nào là tăng nhãn áp. Cũng như giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ đôi mắt được khỏe và sáng hơn.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)