Việc lái xe đã trở thành một phần của cuộc sống, nhất là đối với hầu hết người trưởng thành. Đặc biệt là tại Việt Nam, nơi số lượng người tham gia điều khiển xe máy nhiều hơn xe oto rất nhiều và dễ bị chói, lóa mắt trực vì ánh sáng chói từ đèn xe phía đối diện, đặc biệt là những người mắc bệnh về tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị.
Mắt kính Thành Tài đem đến cho bạn giải pháp: Mắt kính chuyên dụng lái xe chống chói lóa.
1. Sự nguy hiểm nếu không sử dụng mắt kính khi lái xe
Kính đi đêm, kính nhìn đêm là một phụ kiện rất hữu ích cần thiết cho bạn lái xe an toàn vào ban đêm. Đi đường ban đêm bạn sẽ có thể gặp trường hợp đèn pha của xe đối diện quá sáng rọi đúng vào mắt, khi đó lái xe sẽ chỉ thấy chói lóa không còn nhìn thấy đường và bạn sẽ gặp nguy hiểm vì không còn quan sát được làn đường ở đâu. Kính đi đường ban đêm là phụ kiện cần thiết phải có cho mỗi lái xe khi đi đường ban đêm.
Để khắc phục tình trạng lóa mắt khi lái xe trên đường, chúng ta cần sử dụng mắt kính lái xe ban đêm để hạn chế ánh sáng phản chiếu ngược trở lại, loại bỏ các tia sáng ngang gây lóa giúp lái xe quan sát tốt vào ban đêm.
2. Mắt kính chuyên dụng lái xe có gì nổi bật?
Trên bề mặt các loại tròng kính lái xe được phủ một lớp nano khiến tia sáng dễ dàng đi qua và đa số sẽ được khúc xạ qua mắt kính. Chính vì thế, việc đeo tròng kính này sẽ giảm thiểu được hiện tượng các tia sáng bị phản quang trên mắt kính cả trước và sau, giúp cải thiện tầm nhìn của bạn khi di chuyển. So với tròng kính cận thông thường tròng kính cận hạn chế lóa có thêm lớp phủ nano, để tia sáng đi qua dễ dàng. Trong khi đó, kính thường, khi tia sáng đi qua thì có tới 50% bị hấp thụ và phản xạ lại trên kính gây lóa mắt.
Khi lái xe vào ban đêm, tình trạng bị đèn pha từ phía xe đối diện rọi thẳng vào mắt sẽ dễ gây ra các tai nạn, vì thế, mắt kính chống lóa ban đêm giúp điều chỉnh giảm cường độ vùng ánh sáng mạnh và chống tia sáng ngang gây lóa giúp bạn có thể trong lúc lái xe vẫn quan sát tốt các xe cùng di chuyển khác và kiểm soát tốt tình huống giao thông.
Hoặc như khi lái xe vào ban ngày, nhất là những ngày trời nắng gắt thì ánh sáng từ mặt trời cũng như ánh sáng phản xạ từ mặt đường có cường độ rất lớn, gây ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn. Loại mắt kính chống chói khi đi đường cũng sẽ hỗ trợ bạn không chỉ vào ban đêm mà còn là ban ngày, giúp giảm cường độ ánh sáng tới mắt cũng như loại bỏ các tia sáng ngang giúp bạn có tầm quan sát tốt hơn rất nhiều so với không dùng kính.
3. Các loại mắt kính lái xe mà mọi người cần có
Chemi X Driver
Chemilens tuy đã có mặt lâu tại thị trường Việt Nam, nhưng chất lượng vẫn không hề thuyên giảm và giá cả luôn phù hợp với người tiêu dùng Việt.
Chemi X-Driver là dòng sản phẩm mắt kính chuyên dụng dành cho người thường xuyên lái xe, đặc biệt là vào ban đêm, với khả năng chống loá tăng cường, nhưng giá thành rất phải chăng. Chức năng của tròng hạn chế ánh sáng cực mạnh làm dịu mắt khi đi đường, hay làm việc ở không gian ánh sáng quá mạnh.
Essilor Crizal Sapphire
Essilor là thương hiệu sản xuất mắt kính nổi tiếng ở Pháp và trên toàn thế giới với tuổi đời gần 200 năm. Essilor Crizal Sapphire là dòng sản phẩm mắt kính được sản xuất với công nghệ chống lóa đa góc độ, hạn chế đối đa tình trạng loá từ cả mặt trước và sau của mắt kính, mang đến trải nghiệm tầm nhìn tốt nhất cho người sử dụng, giúp bạn di chuyển mượt mà trên đường và không lo mắt bị chói lóa đâu nhé.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm về các loại mắt kính giúp bảo vệ đôi mắt khi lái xe ban ngày lẫn ban đêm. “Rinh” ngay một cặp mắt kính lái xe siêu chất tại Mắt kính Thành Tài!
- BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP (12.01.2025)
- RUNG GIẬT NHÃN CẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (31.12.2024)
- ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH Ở TRẺ EM (27.12.2024)
- VẨN ĐỤC DỊCH KÍNH LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN (24.12.2024)
- KÍNH ÁP TRÒNG CHỈNH GIÁC MẠC ORTHO – K (18.12.2024)
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)