Đều là các sản phẩm mắt kính cho người lớn tuổi, người lão thị đang rất nổi bật hiện nay, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa mắt kính hai tròng và mắt kính đa tròng đa tiêu cự vì chiếc kính nào cũng tích hợp nhiều vùng nhìn.
Đều là các sản phẩm mắt kính cho người lớn tuổi, người lão thị đang rất nổi bật hiện nay, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa mắt kính hai tròng và mắt kính đa tròng đa tiêu cự vì chiếc kính nào cũng tích hợp nhiều vùng nhìn.
1. Giới thiệu về kính đa tròng
Mắt kính đa tròng, mắt kính đa tiêu cự (tên tiếng Anh là Progressive Lens) là loại mắt kính có tích hợp nhiều vùng nhìn trên tròng kính, giúp người đeo có thị lực sắc nét ở mọi khoảng cách thay vì chỉ có thể nhìn xa hay chỉ có thể nhìn gần như mắt kính viễn đơn tròng. Trong 1 chiếc mắt kính đa tròng có 3 tầm nhìn là: tầm nhìn xa, tầm nhìn trung gian và tầm nhìn gần.
2. Giới thiệu về mắt kính hai tròng
Kính hai tròng là loại kính được thiết kế với hai vùng nhìn có chức năng khác nhau: một tiêu điểm ở vùng dưới tròng kính để nhìn gần, và một tiêu điểm ở vùng trên phần tròng dưới để nhìn xa.
Kính hai tròng có các vùng để nhìn xa ở ngang tầm mắt và tròng nhìn gần ở dưới đáy kính. Việc sử dụng kính hai tròng giúp người dùng có thể tích hợp cả kính nhìn xa và gần trong một kính mà không cần sử dụng hai kính khác nhau. Điểm nổi bật của kính hai tròng là phần tròng dưới nhìn gần sẽ có dạng như cái chén nổi lên khỏi mặt bằng chung của tròng kính có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
3. Phân biệt mắt kính hai tròng và đa tròng
Kính hai tròng giống kính đa tròng ở chỗ: đều là giải pháp 2 trong 1, dùng thay thế cho kính nhìn xa và kính nhìn gần. Nhưng trong khi kính đa tròng là kính đa tiêu cự, giúp cho người đeo có thể nhìn rõ khi: nhìn xa, nhìn gần, và khoảng cách trung gian thì kính hai tròng chỉ có 2 phần vùng nhìn, nằm ở phần trên và phần dưới của mắt kính, giúp nhìn rõ khi: nhìn xa và nhìn gần, nhưng chưa tối ưu cho các khoảng cách trung gian.
Cách nhận biết đơn giản nhất giữa kính hai tròng và kính đa tròng là: kính hai tròng có vạch ngăn cách ở trên mắt kính, còn kính đa tròng thì hoàn toàn phẳng lì và thống nhất dù có 3 vùng nhìn.
4. Nên sử dụng mắt kính hai tròng hay đa tròng?
Kính 2 tròng ra đời cung cấp 2 khoảng nhìn xa và gần bằng cách một miếng kính (gọi là túi đọc sách) lên trên tròng kính, nhờ đó mà người đeo có 2 khoảng nhìn. Tuy nhiên phần đường viền ngăn cách tầm nhìn xa và gần khiến cho tròng kính trông không thẩm mỹ và tạo cảm giác “già” hơn khi mang.
Chính vì không có vùng chuyển tiếp trung gian trên mắt kính 2 tròng nên dù có thể nhìn xa và nhìn gần thì vẫn có khu vực tầm nhìn ở giữa mà người đeo không thể nhìn rõ, phải chuyển tư thế đầu để có thể thấy.
Tuy mắt kính đa tròng thay thế cho cả kính nhìn xa và kính nhìn gần với cả 3 vùng nhìn, tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm kinh tế, nhưng khi lần đầu đeo kính đa tròng bạn sẽ cần thời gian để tập thích nghi. Trải nghiệm và cảm giác khi đeo kính đơn tròng thông thường với đeo kính hai tròng, đa tròng là hoàn toàn khác nhau. Sau 2,3 tuần khi mắt đã dần quen rằng đã có tròng kính hỗ trợ nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau,bạn sẽ dần cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn và cũng không còn cảm giác nhức đầu. Hãy luôn tập luyện theo sự hướng dẫn của các Kĩ thuật viên Mắt kính Thành Tài và nếu chưa thích nghi được, bạn có thể tháo mắt kính ra nghỉ ngơi nhé.
Như vậy, mắt kính đa tròng và hai tròng đều là những giải pháp tuyệt vời cho thị lực của người trung niên. Nếu bạn yêu thích sự tiện lợi và có thể dành thời gian để tập, hãy lựa chọn kính đa tròng. Còn nếu bạn chỉ thích sự đơn giản và tách biệt giữa các vùng nhìn, mắt kính hai tròng sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Tuy nhiên, tại sao không đến với Mắt kính Thành Tài để được trải nghiệm cả 2 loại tròng kính và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho đôi mắt?
- BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP (12.01.2025)
- RUNG GIẬT NHÃN CẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? (31.12.2024)
- ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH Ở TRẺ EM (27.12.2024)
- VẨN ĐỤC DỊCH KÍNH LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN (24.12.2024)
- KÍNH ÁP TRÒNG CHỈNH GIÁC MẠC ORTHO – K (18.12.2024)
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)