Trong những ngày gần đây, nhất là trong giai đoạn chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa, thì những bất cập của mùa mưa cũng diễn ra. Đối với những người có thị lực tốt, đi dưới mưa đã thấy bất tiện thì với những người bị tật khúc xạ, sự bất tiện đó sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Để giải quyết sự bất tiện và có phần nguy hiểm khi di chuyển dưới mưa này, tròng kính cận đi mưa đã được ra đời.
1. Mắt kính cận khi đi mưa là gì?
Mắt kính cận để đi mưa là loại mắt kính hạn chế giảm bám hơi nước được thiết kế bởi chất liệu thiết kế cao cấp với sự liên kết bền chặt tối ưu. Tròng kính được tráng một lớp siêu mỏng kháng nước có tên gọi là Hydrophobic.
Trong đó, “hydro” có nghĩa là nước, “phobic” có nghĩa là kỵ (kháng). “Hydrophobic” là thuật ngữ dùng để chỉ về bề mặt tiếp xúc kỵ nước. Chính vì vậy, những hạt nước mưa/nước/ hơi nước khi tiếp xúc với bề mặt kính sẽ không thể bám lại. Nhờ đó giúp người dùng đảm bảo được tầm nhìn rõ nét ngay cả khi ăn đồ nóng, đi dưới trời mưa, trời sương mù…
2. Mắt kính cận đi mưa hoạt động như thế nào?
Thông thường khi di chuyển dưới mưa, các hạt mưa sẽ tạt vào mặt, vào mắt của người di chuyển, từ đó gây nên tình trạng đau, rát và đỏ mắt. Đối với những người bị phụ thuộc vào mắt kính thì cả “combo” khẩu trang cùng với mắt kính chính là một cực hình vào những ngày mưa bão, khi nước mưa không ngừng tạt vào mắt kính và để lại những vệt nước loang lổ lấp cả tầm nhìn.
Tròng kính giảm bám nước có khả năng giữ cho những giọt nước khỏi trạng thái phẳng hoặc lan rộng, giúp bề mặt kính luôn ở trạng thái tốt nhất khi đi dưới trời mưa, đi bơi hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao…
Lớp phủ nano HMC bên ngoài bề mặt kính có khả năng hạn chế bám nước, hạn chế nhòe kính khi chơi thể thao hoặc khi di chuyển lúc trời mưa hoặc thời tiết ẩm ướt. Hơi nóng hoặc hơi sương khi bám vào tròng kính khi bạn đeo khẩu trang, khi ăn đồ nóng sẽ đọng trên tròng kính và mau chóng bay đi, giúp bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu khi phải thường xuyên lau kính.
3. Các loại mắt kính giảm bám hơi nước Mắt kính Thành Tài khuyên dùng
3.1 Tròng mắt kính giảm bám nước Crizal Sapphire - Essilor (Pháp)
Đa số các tròng mắt kính đến từ nhà Essilor đều có khả năng giảm bám nước cực kì tốt, nhưng trong số đó nổi bật nhất là dòng sản phẩm Crizal Sapphire.
Crizal® Sapphire™ HR, tròng kính Crizal có lớp phủ chống phản quang tốt nhất mang đến độ trong suốt tối ưu, kết hợp cùng khả năng hạn chế trầy xước và bám bẩn vượt trội là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ tròng kính và thị lực của bạn.
3.2 Tròng mắt kính giảm bám nước Chemi U2 (Hàn Quốc)
Tròng mắt kính Chemi U2 thuộc tập đoàn Chemilens là tròng kính thuộc thế hệ công nghệ mới có nhiều ưu điểm nổi bật với bề mặt kính trơn láng, cứng bền, với đa chức năng: chống bám dầu, chống nước, giảm thiểu vân tay, khó trầy xước… Bên cạnh đó, tròng kính Chemi Crystal U2 Coated có độ truyền quang cao đảm bảo tầm nhìn sáng rõ, tự nhiên.
3.3 Tròng mắt kính giảm bám nước TOG (Thái)
Dòng sản phẩm DURALENS EXCELITE từ TOG có thiết kế phẳng và mỏng cho hiệu suất quang học tốt hơn. Bên cạnh đó, lớp phủ 1.56 HMCS với những công dụng như: siêu váng dầu, hình ảnh sắc nét, giảm trầy xước, chống chói, siêu chống bám bụi, trượt nước cực nhanh, dễ lau chùi giúp bảo vệ đôi mắt và cho thị lực tối ưu.
Cùng Mắt kính Thành Tài bảo vệ bản thân trong mùa mưa bão một cách toàn diện hơn với các loại sản phẩm mắt kính đi mưa. Đến trải nghiệm mắt kính giảm bám hơi nước và được tư vấn tận tình tại địa chỉ: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)