Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả
Bạn từng thức dậy với đôi mắt sưng húp và cảm thấy khó chịu? Sưng mi mắt không chỉ làm mất đi vẻ tươi tắn mà còn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu rõ hơn và cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả.
1. Sưng mi mắt là bệnh gì?
Sưng mi mắt là tình trạng mi mắt trên, mi dưới hoặc cả hai mí bị sưng phù lên, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, cộm, ngứa,… ảnh hưởng đến thị lực của mắt và làm mất đi thẩm mỹ của đôi mắt. Sưng mi mắt có thể bị ở một hoặc cả hai mắt tùy thuộc vào nguyên nhân.
2. Nguyên nhân của sưng mi mắt
Sưng mi mắt là một tình trạng khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
* Nguyên nhân thông thường:
Dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, bụi, mỹ phẩm, lông động vật... có thể gây ra phản ứng viêm, dẫn đến sưng mi mắt. Kèm theo tình trạng sưng mi mắt còn dẫn đến đau, rát, đỏ mắt,…
Mệt mỏi, thiếu ngủ: Khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, lưu thông máu kém có thể gây sưng mi mắt.
Uống quá nhiều nước: Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây tích tụ dịch ở mí mắt, dẫn đến sưng.
* Nguyên nhân bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân thông thường sưng mi mắt có thể là một trong những biểu hiện của những bệnh lý về mắt.
Mắt bị lẹo: là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mi mắt, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Lẹo xuất hiện ở rìa mi mắt trên có thể lây lan, gây đau, sưng đỏ, khó chịu và tái phát nhiều lần nếu không điều trị kịp thời.
Mắt bị chắp: Nhiều người sẽ lầm tưởng lẹo mắt và chắp mắt là một, nhưng không phải. Lẹo mắt là một dạng nhiễm trùng mắt, còn chắp là một dạng bít tắc tuyến bã nhờn ở mi mắt. Chắp trông giống như nốt mụn mủ, có thể rất lớn song ít khi gây hại và cũng thường tái phát nhiều lần.
Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: đây là một dạng nhiễm trùng ở sâu trong mô mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan, không chỉ khiến cho mắt bị sưng mà còn gây đau đớn.
Viêm bờ mi: là một tình trạng viêm nhiễm ở rìa mi mắt, gây ra nhiều khó chịu, sưng mi mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh thường xảy ra khi các tuyến dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và viêm.
Tắc tuyến lệ: là hiện tượng tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt không thể chảy ra ngoài. Lúc này, mí mắt bị đau, đỏ, mắt có thể xuất hiện nhiều dử ngay cả vào ban ngày.
Bị đau mắt đỏ: là tình trạng mắt bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc bị dị ứng,… Triệu chứng là mắt bị đỏ hoặc hồng, mí bị sưng, đau.
Ngoài những bệnh lý về gây ra sưng mi mắt, bệnh tuyến giáp, bệnh lý liên quan tới tim mạch hoặc bệnh thận cũng khiến cho mi mắt bị sưng.
3. Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả
Sưng mi mắt thường gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để điều trị hiệu quả, bạn cần xác định nguyên nhân gây sưng và áp dụng các biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị sưng mi mắt phổ biến.
Các biện pháp tại nhà:
- Chườm lạnh: Chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên mắt trong khoảng 15-20 phút để giảm sưng và viêm.
- Chườm ấm: Với trường hợp sưng do tuyến dầu meibom bị tắc, chườm ấm có thể giúp làm tan chất nhờn.
- Vệ sinh mắt: Rửa mắt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Nghỉ ngơi: Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để giúp cơ thể phục hồi.
- Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng: Tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm... có thể gây kích ứng mắt.
*Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc nhỏ mắt: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng viêm hoặc chống dị ứng.
- Thuốc uống: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống để điều trị nhiễm trùng.
Lưu ý: Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống ở ngoài, nên đi khám và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, một số trường hợp nếu không điều trị đúng cách rất dễ trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tới thị lực của mắt.
4. Cách phòng ngừa bệnh sưng mí mắt
Sưng mí mắt là một tình trạng khá phổ biến, có thể gây ra nhiều phiền toái. Để phòng tránh tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
*Vệ sinh mắt
Rửa mặt sạch sẽ: Hàng ngày, hãy rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn.
Không dụi mắt: Hành động dụi mắt có thể làm trầy xước bề mặt mắt và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay vỏ gối thường xuyên: Vỏ gối là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Hãy thay vỏ gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Tránh dùng chung khăn mặt, khăn lau tay, mỹ phẩm với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn.
* Chăm sóc mắt:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc giúp mắt được thư giãn và phục hồi.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính râm có chất lượng tốt khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tia UV.
Làm việc với máy tính hợp lý: Thường xuyên nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính, giữ khoảng cách phù hợp giữa mắt và màn hình.
* Điều trị các bệnh lý nền
Kiểm soát bệnh lý: Nếu bạn mắc các bệnh như viêm xoang, bệnh tuyến giáp, phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng đến mắt.
Khám mắt định kỳ: Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt, ngăn ngừa biến chứng.
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)
- LÉ (LÁC) MẮT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (23.10.2024)