Nếu bạn cảm thấy mắt của mình bị lồi lên bất thường, có thể bạn đang bị lồi mắt hay còn gọi là lồi nhãn cầu. Hiện tường lồi mắt đến rất nhiều nguyên nhân khác nhau, lồi mắt còn được xem là biến chứng bất thường của nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm về bệnh lồi mắt trong bài viết này nhé.
1.Lồi mắt là gì?
Lồi mắt là tình trạng nhãn cầu lồi ra so với vị trí ban đầu. Nói chính xác hơn, lồi mắt chính là hiện tượng nhãn cầu bị đẩy về phí trước, có thể phát hiện bằng mắt thường. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở trẻ em vừa mới sinh ra.
Lồi mắt được phân chia thành 4 mức độ, từ mắt lồi nhẹ cho đến nặng.
- Mức độ nhẹ: Mức độ 1 (dao động từ 13 – 16mm).
- Mức độ vừa: Mức độ 2 (từ 17 – 20mm).
- Mức độ trung bình: Mức độ 3 (từ 20 – 23mm).
- Mức độ nặng: Mức độ 4 (trên 24mm).
Ngoài ra, lồi mắt còn được xem là biến chứng của một số bệnh lý khác, tùy thuộc vào tình trạng cũng như kích thước của lồi mắt.
2. Các triệu chứng của bệnh lồi mắt.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy mắt lồi bằng mắt thường, bằng cách nhìn từ trên xuống hoặc nhìn sang ngang. Chủ yếu phần lòng trắng ở mắt lồi ra khá nhiều. Do vậy mà mắt lồi sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn mắt của người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh, ánh sáng màn hình. Mắt sẽ dễ bị kích ứng, hay cảm thấy khô và chảy nước mắt.
Với mức độ lồi mắt nghiêm trọng, có thể khó khăn trong việc đóng mắt hoàn toàn hoặc mắt không thể đóng lại hoàn toàn trong khi ngủ. Thậm chí bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chớp mắt.
Bệnh lồi mắt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Có thể xảy ra hiện tượng mờ mờ, khó nhìn rõ mọi vật xung quanh hoặc thậm chí mất thị lực.
Vì mắt bị lồi ra khỏi vị trí bình thường, có thể gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng trong mắt. Mắt rất dễ bị khích ứng, hay cảm thấy khô và chảy nước mắt.
Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó khăn khi di chuyển mắt. Khi mắt bị lồi ra, khu vực xung quanh mắt có thể bị sưng, phù mí và có thể cảm thấy đau nhức.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt, sau đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lồi mắt:
- Bệnh tự miễn của tuyến giáp ( Bệnh Basedow): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lồi mắt. Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến tuyến giáp, khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp tự do. Sự tăng hormone giáp tự do gây việc tổn thương các mô mềm xung quanh mắt, dẫn đến lồi mắt.
- Do các bệnh về mắt: Tình trạng cận thị lâu ngày và cận thị nặng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt. Hoặc một số bệnh lý hiếm gặp về mắt như U Sơ Cơ Hoành, U xơ cơ hoành là một khối u ác tính phát triển trong hoành mạc của mắt. Khi u xơ cơ hoành lớn, nó có thể đẩy mắt ra phía trước và gây ra triệu chứng lồi mắt.
- Viêm nhiễm: Một số bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm màng não, viêm xoang và viêm mắt, có thể gây việc lồi mắt khi xảy ra sưng và viêm trong khu vực mắt.
- Do bẩm sinh: Trẻ em khi sinh ra cũng có thể mắc bệnh lồi mắt, ngay từ khi sinh ra cấu trúc mắt của bạn có thể đã có sự bất thường. Khi lớn dần lên các cấu tạo xương mạch cũng như phần hốc mắt sẽ phát triển một cách dị thường khiến mắt lồi ra phía trước. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát được hình ảnh mắt lồi theo thời gian. Nhưng hiện tượng này sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể giảm dần.
- Tiếp đến có thể là do gen di truyền. Chỉ cần bố hoặc mẹ bị mắt lồi thì khi sinh ra con cái cũng sẽ có một phần gen di truyền và cấu tạo hốc mắt như vậy.
4. Cách điều trị bệnh lồi mắt.
Tùy vào trường hợp, theo nguyên nhân của bệnh lồi mắt để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp chứng lồi mắt có thể thay đổi cùng với tiến triển của bệnh sau khi điều trị. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ hết lồi mắt sau khi phẫu thuật, thường là những bệnh nhân lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.
Bạn cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có được kết quả tốt nhất.
5. Lời khuyên hữu ích cho người bị lồi mắt.
- Không được để mắt bị khô, cần sử dụng thuốc nhỏ mắt và bổ mắt để mắt được tốt nhất.
- Nhỏ thuốc nước để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn. Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
- Đeo kính đúng cách và không sử dụng kính sai độ, sẽ làm cho mắt bị mỏi và căng thẳng sẽ dẫn đến suy giảm thị lực.
- Khi bị lồi mắt thì không nên học tập, làm việc quá lâu trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Sử dụng kính có chức năng chống tia UV và chống ánh sáng xanh để giúp mắt tốt nhất và tránh những tác nhân dẫn đến nặng hơn.
*Lưu ý: Nội dung bài viết này chỉ là tài liệu tham khảo, bạn không nên cảm thấy hoang mang, lo lắng nếu phát hiện mắt bị lồi so với mắt bình thường. Hãy đến bệnh viện mắt uy tín để được bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hiệu quả.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)