Dây thần kinh số 7 chắc không còn xa lạ đối với chúng ta. Chính vì hiện nay, có rất nhiều người bị liệt dây thần kinh số 7. Liệt dây thần kinh số 7 không chỉ gây ra những vấn đề về ngoại hình, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm về liệt dây thần kinh số 7 và những biến chứng mắt của nó sẽ như thế nào nhé.
1. Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 còn được gọi là dây thần kinh ngoại biên, là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất trong hệ thống thần kinh của con người. Với vai trò quan trọng trong việc điều phối các hoạt động của cơ và mô mặt trong khuôn mặt, dây thần kinh số 7 đóng góp không nhỏ vào khả năng giao tiếp và biểu cảm của chúng ta.
Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng khuôn mặt sẽ mất trạng thái vận động bình thường. Người bị liệt dây thần kinh số 7 thường gặp khó khăn trong việc điều khiển các cơ mặt, gây ra sự mất cân bằng và tình trạng không thể kiểm soát các biểu hiện trên khuôn mặt, còn được gọi là liệt mặt ngoại biên.
2. Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 hầu hết do cơ thể nhiễm khí lạnh không cân bằng với thân nhiệt kịp. Đồng thời khí lạnh chênh lệch lớn với nhiệt độ cơ thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp vào dây thần kinh số 7 như bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng được xác định là ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7:
- Viêm tai: Viêm nhiễm tai là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Viêm nhiễm có thể là do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây viêm khác tấn công và gây tổn thương dây thần kinh.
- Tổn thương: Tổn thương vùng đầu và khuôn mặt có thể gây ra liệt dây thần kinh số 7. Đây có thể là kết quả của tai nạn, chấn thương mạnh vào khuôn mặt hoặc vùng đầu, hoặc phẫu thuật không thành công trong khu vực này.
- Áp lực: Áp lực lên dây thần kinh số 7 cũng có thể dẫn đến liệt. Ví dụ, tăng áp trong hộp sọ do các nguyên nhân như động kinh, tăng áp sưng não, hay sự gia tăng áp lực trong không gian hộp sọ có thể gây tổn thương dây thần kinh này.
- Đột quỵ: Một đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, làm gián đoạn dòng chảy máu và gây tổn hại đến dây thần kinh số 7 hoặc các khu vực liên quan. Điều này có thể dẫn đến liệt hoặc suy giảm chức năng của dây thần kinh.
- Bệnh lý dây thần kinh: Các bệnh lý như viêm dây thần kinh, khối u hay bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 cũng có thể gây liệt.
Ngoài ra: Người có sức khỏe suy yếu, mang thai, thường xuyên căng thẳng, thức khuya, dậy quá sớm, hay uống bia rượu,… cũng có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7.
3. Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7, còn được gọi là liệt cơ mặt, là tình trạng mất khả năng điều chỉnh các cơ trên mặt do tổn thương hoặc bị áp lực lên dây thần kinh số 7. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của liệt dây thần kinh số 7:
- Cơ mặt xệ xuống, biểu hiện rõ nhất là cơ mắt, miệng.
- Cơ mặt một bên bị cứng lại nên rất khó khăn trong việc cười và biểu hiện cảm xúc.
- Mất cảm giác hoặc giảm cảm giác ở một bên mặt, không cảm nhận được các kích thích như nhiệt độ, đau hay chạm.
- Rối loạn trong việc nói và nuốt, uống nước hay bị tràn ra ngoài.
- Không khép miệng lại được, dễ bị chảy nước dãi mất kiểm soát.
- Miệng bị kéo lệch.
- Mắt không thể nhắm lại, hoặc kép hờ không thể nhắm được mắt hoàn toàn.
- Đau tai và đau đầu.
- Mất vị giác.
- Mất khả năng đánh cằm. Người bị liệt dây thần kinh số 7 có thể không thể cắn chặt hoặc không thể di chuyển cằm một cách bình thường.
4. Đối tượng có thể bị liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ cao hơn để bị liệt dây thần kinh số 7. Các nhóm đối tượng sau đây có khả năng dễ bị liệt dây thần kinh số 7 cao hơn:
- Người hay thức khuya, ngủ muộn.
- Người hay tắm đêm và thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, như vừa tắm nước nóng vào đêm và vào phòng máy lạnh.
- Người ít vận động, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Người có sức khỏe yếu, hệ nhiễm dịch kém.
- Người hay bị stress, thường xuyên gặp áp lực làm tâm lý căng thẳng.
- Phụ nữ mang thai, tâm lý không ổn định.
- Người hay sử dụng chất có cồn, hay đi vào khuya hoặc sáng sớm làm cơ thể bị nhiễm lạnh.
5. Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, liệt dây thần kinh số 7 không được coi là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng và có thể chữa trị được sau một thời gian. Tuy nhiên, nó có gây ra một số khó khăn, tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của người bệnh.
Người bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn người bình thường như:
- Đột quỵ, các khối ở não, đầu hoặc cổ.
- Các bệnh về viêm hô hấp, cảm cúm.
- Bệnh thủy đậu, quai bị, bệnh tay chân miệng, bệnh tiểu đường,…
Mặc dù liệt dây thần kinh số 7 không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng việc quản lý và điều trị tình trạng này là quan trọng để giảm bớt tác động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là tìm kiếm sự chăm sóc y tế và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
6. Những biến chứng về mắt do liệt dây thần kinh số 7
Mắt là một bộ phần quan trọng và bị ảnh hưởng trực tiếp do liệt dây thần kinh số 7. Sau đây là một số biến chứng về mắt mà người bệnh cần lưu ý.
- Mất khả năng nhắm mắt: Người bị liệt dây thần kinh số 7 không thể nhắm mắt hoặc nhắm mắt không hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến khô mắt và vấn đề về bảo vệ mắt khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi, vi khuẩn.
- Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp: làm ảnh hướng được việc tái tạo ra nước mắt và ẩm cho mắt khiến mắt bị khô, đau mắt và đỏ mắt. Một số trường hợp không xử lý tốt sẽ dẫn đến bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí.
- Hội chứng nước mắt cá sấu: Hội chứng nước mắt cá sấu hay chính là tình trạng tăng tiết nước mắt và nước bọt xảy ra khi bệnh nhân có triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7. Người bệnh cần chú ý dù biến chứng này được đánh giá là khá hiếm khi xuất hiện.
Vì vậy, người bị liệt dây thần kinh số 7 nên thường xuyên nhỏ nước mắt, để vệ sinh mắt và tạo độ ẩm cho mắt. Cần sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi đi đường, tránh bụi bẩn và ánh sáng mạnh.
Xem thêm: Rách giác mạc, mối nguy hiểm gây mù lòa
Lưu ý: Hiện nay, tình trạng bị liệt dây thần kinh số 7 tăng nhanh, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên vì lối sống không lành mạnh. Nguyên nhân chính đó là hay thức khuya, tắm đêm làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, ít vận động. Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, thường xuyên vận động chơi thể thao và đừng nên tắm đêm.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)