LÉ (LÁC) MẮT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Mắt lác, hay còn gọi là lé, là tình trạng hai mắt không thể nhìn thẳng vào cùng một điểm. Đây là một tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến thị lực cũng như tâm lý của người bệnh. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu thêm về bệnh lác mắt này nhé.
I. Tổng quan về bệnh lác (lé) mắt
1. Lác mắt là gì?
Lác mắt hay còn gọi là lé là tình trạng hai mắt không thể nhìn thẳng vào cùng một điểm. Thay vào đó, một mắt sẽ nhìn thẳng về phía trước còn mắt kia lại nhìn lệch đi, có thể là vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Điều này khiến cho hình ảnh mà não bộ nhận được từ hai mắt không trùng khớp, gây ra nhiều khó khăn trong việc nhìn và nhận biết không gian.
Dựa trên đặc điểm mất cân bằng của cơ vận nhãn, người ta chia làm những trường hợp sau:
- Lác trong: Mắt bị lệch vào trong.
- Lác ngoài: Mắt bị lệch ra ngoài.
- Lác lên: Mắt bị lệch lên trên.
- Lác xuống: Mắt bị lệch xuống dưới.
- Lác luân phiên: Hai mắt đều lác luân phiên nhau.
Phân loại theo nguyên nhân gây lác mắt:
- Lác bẩm sinh: Lác bẩm sinh thường nguyên nhân do cơ vận nhãn yếu, bám sai vị trí hoặc có dị vật ở hốc mắt. Thường xảy ra ở trường hợp trẻ sinh non, thiếu tháng hoặc bị hội chứng di truyền. Biểu hiện lác thường được phát hiện khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi.
- Lác thứ phát: Khác với lác bẩm sinh, nguyên nhân lác thứ phát thường lo do điều tiết, mắt bị cận thị nặng hoặc viễn thị, có một số bệnh lý,… . Thông thường lác thứ phát có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào.
Ngoài ra nhiều người còn phân loại thành lác ẩn và lác hiện. Theo đó, lác ẩn phải khám chuyên sâu mới phát hiện ra, còn lác hiện biểu hiện rõ khi nhìn đối diện.
2. Nguyên nhân của lác mắt
Lác mắt có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau:
- Lác bẩm sinh hay khi trẻ đến 6 tháng tuổi sẽ xuất hiện mắt bị lác, nguyên nhân có thể do bất thường trong sự phát triển thể chất hoặc do di truyền, do trục trặc dẫn truyền giữa các bộ phận như cơ, não, dây thần kinh điều khiển mắt hoặc sự bất thường bẩm sinh trong cấu tạo của hệ vận động nhãn cầu.
- Lác có thể xuất hiện ở người có các bệnh lý như Basedow, u não, đục thủy tinh thể, chấn thương vùng đầu, hoặc các tật khúc xạ độ cao, bất đồng khúc xạ,…
3. Biểu hiện của bệnh lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt không thể nhìn thẳng vào cùng một điểm. Điều này khiến cho hình ảnh mà não bộ nhận được từ hai mắt không trùng khớp, gây ra nhiều khó khăn trong việc nhìn và nhận biết không gian.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh lác mắt:
- Hai mắt không thẳng hàng: Khi nhìn thẳng, một mắt sẽ lệch so với mắt còn lại, có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới.
- Nhìn đôi: Người bệnh nhìn thấy hai hình ảnh của một vật.
- Mỏi mắt, đau đầu: Đặc biệt khi phải tập trung nhìn trong thời gian dài.
- Khó tập trung nhìn: Khó đọc sách, viết bài hoặc làm các công việc yêu cầu sự tập trung cao.
- Chớp hoặc nheo mắt: Để cố gắng tập trung nhìn rõ hơn.
- Nghiêng đầu hoặc nghiêng người: Để điều chỉnh góc nhìn và giảm cảm giác nhìn đôi.
- Đi lại không vững: Do khó xác định khoảng cách và chiều sâu.
4. Tác hại của bệnh lác mắt mang lại
Lác mắt không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang.
Vì vậy, việc đi khám mắt định kỳ cho trẻ rất là quan trọng, không chỉ phát hiện ra bệnh lác mắt mà còn những tật khúc xạ như cận, viễn, loạn hay những bệnh lý về mắt.
II. Cách điều trị bệnh lác mắt
Điều trị lác mắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Mục tiêu của việc điều trị là giúp hai mắt nhìn thẳng vào cùng một điểm, cải thiện thị lực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến cuộc sống.
- Ở trẻ < 6 tuổi & trẻ đi học : bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa mù mắt lé
- Ở người trưởng thành: chỉnh lé chỉ có mục đích thẩm mĩ.
Ngoại trừ một số trường hợp lé cấp là phục hồi chức năng hợp thị.
Các phương pháp điều trị lác mắt:
Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
+ Tập qui tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé.
+ Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.
Ở người lớn lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính.
+ Che mắt khi mắt lé bị nhược thị.
+ Phẫu thuật: là điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.
Trường hợp lé thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị.
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)
- BẤT ĐỒNG KHÚC XẠ (21.10.2024)
- VÌ SAO PHẢI CẤY GHÉP GIÁC MẠC? NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP GIÁC MẠC HIỆN NAY (15.10.2024)
- PHẪU THUẬT CẤY GHÉP GIÁC MẠC LÀ GÌ? (11.10.2024)
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)