Khi cuộc sống càng hiện đại, càng tiếp xúc với nhiều thiết bị điện tử, thì các bệnh lý liên quan đến mắt cũng có xu hướng gia tăng đáng kể. Trong số đó có thể kể đến lé - lác mắt, nhất là ở đối tượng trẻ em.
Hãy cùng Mắt kính Thành Tài tìm hiểu về hiện tượng này và nguyên nhân, dấu hiệu của lé - lác mắt trong bài viết này nhé!
1. Lé mắt là gì? Bị mắt lé có nguy hiểm không?
Bệnh lé mắt hay còn gọi là bệnh lác mắt là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nhìn thẳng về phía trước. Tùy theo cơ bị ảnh hưởng mà mắt lé có thể: lé ngoài - lé trong - lé kim - lé đứng trên.
Thông thường, mắt khi nhìn về cùng một điểm sẽ thu được một hình ảnh duy nhất và cả 2 bên mắt sẽ cùng tập trung về một phía. Nhưng đối với mắt lé, khi nhìn vào một vật hay một điểm bất kỳ sẽ cảm thấy hai mắt không tập trung và chếch về hai hướng khác nhau, khi người ngoài nhìn vào cũng thấy đồng tử của người bị lé ở vị trí khác nhau.
Mắt lé có nguy hiểm không là câu hỏi mà Mắt kính Thành Tài thường nhận được. Nếu mắt bị lé ở mức độ nhẹ (dân gian thường gọi là lé kim) thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị lực mà chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên mắt lé ở trẻ em có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực, đặc biệt là các bé trong giai đoạn đang phát triển thị giác.
Bệnh mắt lé có thể là nguyên do dẫn đến tình trạng nhược thị và mất dần khả năng xác định khoảng cách giữa hai vật, khiến các bé không thể nhìn được như bình thường. Đồng thời, căn bệnh lác mắt ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, khiến họ cảm thấy tự ti và cách biệt với xã hội, ngại giao tiếp.
Xem thêm: Nhược thị ở mắt là gì? Có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân gây lé mắt là gì?
Thông thường, mắt của chúng ta có 6 cơ chính làm nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu. Các cơ này bao gồm: Cơ trực trên, trực ngoài, trực dưới, trực trên, cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Mỗi cơ sẽ giúp nhãn cầu di chuyển theo một hướng tương ứng. Khi mắt bị lé đồng nghĩa là các cơ vận nhãn nêu trên trở nên mất cân bằng, gây ra tình trạng hai mắt nhìn theo các hướng khác nhau. Một hoặc cả hai mắt nhìn theo hướng lệch vào trong hoặc lệch ra ngoài làm ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
Một số nguyên nhân gây ra lé mắt thường gặp nhất là:
– Lé mắt bẩm sinh: Từ khi sinh ra đã lé hoặc lé xuất hiện trong giai đoạn từ dưới 6 tháng tuổi.
– Lé mắt thứ phát: Thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn. Nguyên nhân xuất phát là do: Bệnh lý toàn thân (basedow, u, huyết áp, tiểu đường,…); Bệnh lý về mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt); Chấn thương vùng mặt hoặc đầu; Phẫu thuật mắt;…
“Dùng điện thoại có bị lé mắt không?”
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân gây ra lác mắt phổ biến nữa, đó là: nằm nghiêng khi sử dụng điện thoại. Các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh hay các thiết bị cầm tay khác có nguy cơ bị lác mắt cao hơn, nhất là khi nằm lệch hẳn về một bên để sử dụng điện thoại. Đặc biệt khi chơi game, mắt tập trung tối đa vào các chuyển động trên màn hình, các cơ điều khiển vận động của nhãn cầu (gọi là cơ vận mắt) cũng phải hoạt động gấp 4 lần bình thường.
3. Phòng ngừa mắt lác hiệu quả để đảm bảo chất lượng thị lực và thẩm mỹ!
Như vậy là bạn đọc đã nắm được về bệnh lác mắt là gì, nguyên nhân bị lác mắt. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta nên áp dụng các thói quen sinh hoạt, thói quen nhìn tốt để hạn chế tiến triển bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát như sau:
- Dùng kính hoặc miếng che mắt thường xuyên khi bạn có thời gian luyện tập cho mắt.
- Thường xuyên cho đôi mắt nghỉ ngơi sau 30 - 45 phút làm việc với thiết bị điện tử.
- Tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như xem xét điều trị thích hợp.
– Đeo kính: Sử dụng khi lé do quy tụ điều tiết hoặc kèm tật khúc xạ
Và trên hết, không nên chủ quan nếu có dấu hiệu bị lác mắt, phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh lác mắt càng cao. Thường xuyên kiểm tra mắt tại Mắt kính Thành Tài để mau chóng phát hiện ra các vấn đề bất thường ở mắt, bạn nhé!
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG? (21.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)