Giác mạc chóp là một căn bệnh hiếm gặp, khoảng 2000 người thì có thể có 1 người bị giác mạc chóp. Vậy giác mạc chóp là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến thị lực không? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong bài viết này nhé
1. Giác mạc chóp là gì?
Giác mạc là một bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo mắt, giác mạc có vai trò như một thấu kính hội tụ hình ảnh trên võng mạc, giúp chúng ta có thể thấy hình ảnh, vật thể. Giác mạc là một màng trong suốt, không có mạch máu và cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại biên.
Giác mạc hình chóp là tình trạng giác mạc không cong như thông thường mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Bệnh làm cho giác mạc phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Giác mạc hình chóp có thể làm suy giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng. Giác mạc hình chóp thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và thường bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 10 đến 25. Tình trạng bệnh có thể tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn.
2. Nguyên nhân của giác mạc chóp
Không có nguyên nhân cụ thể cho bệnh giác mạc chóp, nhưng có một số nguyên nhân có thể gặp như:
- Bệnh giác mạc hình chóp do di truyền: Một số người có khiếm khuyết di truyền làm cho các sợi collagen nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu. Khi sợi collagen suy yếu, nó không còn giữ được giác mạc trong suốt, không duy trì được cấu trúc mái vòm và giác mạc bắt đầu lồi ra phía trước. Nếu trong gia đình từng có người bị giác mạc hình chóp thì khả năng thế hệ sau cũng bị bệnh là rất cao.
- Bệnh giác mạc chóp do tuổi tác: Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 10 đến 25 tuổi và có tốc độ tiến triển rất khác nhau tùy theo từng người. có thể tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn.
- Tiền sử có một số bệnh: bệnh giác mạc hình chóp thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc dị ứng, hay day dụi mắt, sốt theo mùa, hen suyễn, eczema…
- Bệnh giác mạc chóp do môi trường sinh hoạt: Tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, môi trường ô nhiễm khói bụi gây các bệnh dị ứng ở mắt là một trong những tác nhân gây giác mạc hình chóp. Những người bị dị ứng nếu dụi mắt quá nhiều lần có thể gây tổn thương giác mạc, tạo cơ hội cho bệnh giác mạc hình chóp phát triển.
- Bệnh giác mạc chóp do nội tiết tố: Bệnh giác mạc hình chóp thường phát triển sau tuổi dậy thì và ít phát triển sau tuổi 40. Bệnh cũng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
3. Dấu hiệu nhận biết giác mạc hình chóp
Ở bệnh giác mạc chóp, triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi mắt. Một số triệu chứng thường xảy ra giai đoạn mới bắt đầu:
- Mắt nhảy cảm với ánh sáng.
- Mắt cảm thấy ngứa, đỏ hoặc sưng mắt.
- Tầm nhìn bị mờ hoặc méo mó
- Thấy quầng sáng xung quanh ánh đèn.
- Tật cận thị có thể nặng và tăng độ nhanh hơn bình thường.
- Khi tình trạng giác mạc chóp trở nặng, người bệnh có thể nhận ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn như hình ảnh trở nên mờ, méo mó hơn,…
5. Cách điều trị giác mạc hình chóp
Người có giác mạc hình chóp nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẹo giác mạc gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và suy giảm thị lực. Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa.
Giác mạc hình chóp là một căn bệnh hiếm gặp và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho đôi mắt. Chúng ta cần được thăm khám mắt định kỳ ít nhất 1 năm/ lần để kiểm tra tình trạng mắt và thị lực của mình, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)