CẬN THỊ MỘT BÊN MẮT CÓ NÊN ĐEO KÍNH KHÔNG ?
Bạn có cảm thấy khi che một bên mắt thì có một mắt mờ hơn một bên mắt còn lại, khi muốn nhìn một vật nào đó phải nheo mắt lại mới thấy được rõ không? Đó có thể là dấu hiệu của cận thị một bên mắt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.
1. Thế nào là cận thị một bên mắt?
Cận thị một bên mắt hay còn gọi là cận thị lệch độ, là một dạng tật khúc xạ bất thường ở mắt. Hai mắt sẽ có độ cận khác nhau, một bên mắt có độ cận nhẹ hơn mắt còn lại. Hoặc có thể một mắt không có tật khúc xạ và bên mắt còn lại có độ khúc xạ như viễn thị, loạn thị thường gặp nhất là cận thị.
Trên thức tế, hiện nay tình trạng cận thị một bên mắt rất phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh – sinh viên. Thông thường, phụ huynh khá chủ quan với vấn đề này, vì khả năng nhìn không bị ảnh hưởng nhiều và không cần phải đeo kính. Tuy nhiên, nếu tình trạng cận thị một bên mắt kéo dài không mang kính khắc phục rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe mắt sau này.
2. Dấu hiệu cận thị một bên mắt
Cận thị một bên mắt thường không dễ nhận biết ngay lập tức, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu bạn có thể quan sát để phát hiện tình trạng này:
- Nhìn mờ khác nhau giữa hai mắt: Khi nhìn vào một vật thể ở xa, một bên mắt sẽ nhìn rõ hơn so với bên còn lại.
- Nheo mắt thường xuyên: Bạn thường xuyên nheo một bên mắt để nhìn rõ hơn, đặc biệt khi nhìn vào những vật ở xa.
- Mỏi mắt: Cảm giác mỏi mắt, đau đầu, nhất là khi phải tập trung nhìn vào một điểm trong thời gian dài.
- Khó điều tiết mắt: Khi chuyển đổi từ nhìn gần sang nhìn xa hoặc ngược lại, mắt sẽ khó điều tiết, gây cảm giác nhòe hoặc mờ.
- Nhìn đôi hoặc nhìn lệch: Trong một số trường hợp, cận thị một bên mắt có thể gây ra tình trạng nhìn đôi hoặc nhìn lệch.
3. Cận thị một bên mắt có nguy hiểm không?
Cận thị một bên mắt là tình trạng một trong hai mắt bị cận thị, trong khi mắt còn lại có thị lực bình thường hoặc bị cận với độ khác nhau. Đây là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù không phải lúc nào cũng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhưng cận thị một bên mắt tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:
- Nhược thị: Mắt bị cận sẽ dần mất đi khả năng nhìn rõ nếu không được sử dụng thường xuyên. Điều này có thể dẫn đến nhược thị, một tình trạng mắt lười. Nhược thị làm suy giảm chức năng mắt, không thể khắc phục bằng phẫu thuật hay đeo kính, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
- Độ cận tăng nhanh: Mắt bị cận thường có xu hướng tăng độ nhanh hơn so với trường hợp cận thị cả hai mắt.
- Gây nhầm lẫn về thị lực: Do một mắt vẫn nhìn rõ, người bệnh có thể chủ quan và không nhận ra tình trạng cận thị ở mắt còn lại, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Cận thị một bên mắt gây khó khăn trong việc học tập, làm việc và các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4. Tại sao bị cận một bên mắt
Nguyên nhân dẫn đến cận thị một bên mắt cũng giống với nguyên nhân gây ra tật cận thị khác: Thay đổi độ dài trục trước sau của nhãn cầu, nguyên nhân do giác mạc,...
- Di truyền: Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tật khúc xạ, bao gồm cả cận thị. Nếu trong gia đình có người bị cận thị, nguy cơ bạn mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn.
- Tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều: Việc sử dụng điện thoại, máy tính, tivi trong thời gian dài, đặc biệt ở khoảng cách gần, khiến mắt phải điều tiết liên tục, dễ dẫn đến cận thị.
- Đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu: Ánh sáng không đủ sẽ khiến mắt phải nỗ lực hơn để nhìn rõ, gây mỏi mắt và tăng nguy cơ cận thị.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây cận thị.
- Bệnh lý mắt: Một số bệnh lý mắt như viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể... có thể gây ra cận thị một bên.
- Chấn thương mắt: Vết thương ở mắt có thể làm thay đổi hình dạng của nhãn cầu, gây ra cận thị.
Đặc biệt hơn, cận thị một bên mắt có thể do bạn nằm nghiêng xem điện thoại dẫn đến tình trạng trọng tâm nhìn dồn về một bên mắt, mắt đó sẽ làm việc nhiều hơn mắt còn lại sẽ gây ra cận thị.
Cận thị một bên mắt hay còn gọi là cận thị lệch độ được chia ra làm các loại sau:
- Một mắt cận thị còn một mắt bị tật khúc xạ khác như loạn thị hoặc viễn thị.
- Một mắt cận nặng còn mắt kia cận nhẹ.
- Một mắt cận còn một mắt không.
5. Cận thị một bên mắt có nên đeo kính không?
Đây chắc là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, nhiều người ngại mang kính nhưng bị cận thị một bên mắt và chủ quan tầm nhìn không bị ảnh hưởng nhiều nên không mang kính.
Tuy nhiên, Cận thị một bên mắt cần phải đeo kính như cận thị hai mắt khi có chỉ định với độ cận phù hợp. Nếu không đeo kính thì bạn sẽ chỉ nhìn rõ bằng mắt không cận, còn mắt cận thị nhìn mờ. Theo cơ chế chọn lọc tự nhiên cái gì không dùng sẽ bị đào thải, về lâu dài, mắt cận sẽ ngày càng nhìn kém đi, mờ đi, dẫn đến nhược thị. Và khi đã bị nhược thị thì dù có dùng loại kính tốt đến đâu cũng không thể nhìn lại như bình thường được nữa.
Nếu độ cận thị một bên mắt không cao, từ 0.25 đến 0.75 độ bạn có thể đeo kính không thường xuyên, có thể sử dụng kính trong học tập, đọc sách, xem điện thoại còn sinh hoạt thông thường nhìn xa thì không cần đeo kính.
Đặc biệt, bên nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện kịp thời nếu mắt có độ khúc xạ, sử dụng kính gọng là biện pháp giúp mắt nhìn rõ và hạn chế tăng độ tốt nhất, nên đừng ngại khi phải đeo kính nhé.
- GIÁC MẠC MỜ ĐỤC: CẢNH BÁO VỀ BỆNH LOẠN DƯỠNG GIÁC MẠC (30.09.2024)
- THOÁI HÓA GIÁC MẠC CĂN BỆNH THOÁI HÓA Ở TUỔI GIÀ (28.09.2024)
- BAO NHIÊU TUỔI THÌ ĐỘ CẬN ỔN ĐỊNH (25.09.2024)
- BẢNG GIÁ TRÒNG KÍNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN (19.09.2024)
- NHỮNG DẤU HIỆU LOẠN THỊ Ở TRẺ EM MÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý (16.09.2024)
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)