by Mắt Kính Thành Tài - Sti
Cận thị là một trong những bệnh lý về mắt đang phổ biến hiện nay, số lượng người bị cận thị tăng cao đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Mắt dần trở nên mờ đi và khiến cho chúng ta không nhìn thấy rõ được mọi thứ xung quanh khi ở xa, gây ra nhiều bất tiện và cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng này. Vậy làm sao để chữa được cận thị và giúp mắt rõ hơn, hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
I. Cận thị là gì?
Cận thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt, người bị cận thị sẽ khó nhìn được vật ở xa và nhìn vật ở gần rất rõ. Cận thị thường được gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên nhất là từ 8-12 tuổi. Ở tuổi thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, cận thị ở mắt càng tăng nhanh hơn, khi đến 18 tuổi thì độ cận thị trở nên ổn định và ít tăng độ hơn.
Xem thêm: Cận thị ở trẻ em và cách phòng ngừa.
II. Mắt cận thị có tự khỏi được không?
Mắt bị cận thị là một vấn đề thị lực phổ biến, và trong nhiều trường hợp, nó có thể được kiểm soát hoặc cải thiện, nhưng không thể tự chữa khỏi hoàn toàn. Cận thị là một tình trạng khi mắt không thể nhìn rõ vật thể ở xa. Đây thường là do mắt có khả năng lưu trữ hình ảnh trên võng mạc (màng nhạy ánh sáng) không đủ lớn hoặc không đủ sắc nét để tạo ra hình ảnh rõ ràng.
Người bị cận thị nên đến các cở sở khám mắt uy tín để khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn cách điều trị và chăm sóc mắt phù hợp. Bạn không nên tự chữa cận thị theo các phương pháp dân gian, thiếu khoa học nếu không sẽ làm mắt cận nặng hơn gây nguy hiểm cho mắt.
Tuy nhiên hiện nay, với điều kiện y tế phát triển cận thị có thể xóa cận bằng cách phẫu thuật hoặc làm phải cận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên tỉ lệ tái cận rất cao nếu bạn không biết cách chăm sóc mắt.
Xem thêm: Các tác hại của việc mổ mắt cận thị mà bạn nên biết.
III. Cận thị có thể giảm độ được không?
Cũng như cận thị không thể tự chữa khỏi được, thì cận thị cũng sẽ không thể tự giảm độ cận được.
Tuy nhiên có một số trường hợp cận thị có thể giảm độ và được gọi là cận thị giả. Trong khoảng thời gian mắt bạn phải tập trung và làm việc với cường độ cao khiến mắt mờ và khó chịu hơn. Khi mắt trong tình trạng như thế, bạn đi đo và khám mắt độ cận có thể tăng lên nhưng đó không phải là độ cận thật của mắt. Bạn chỉ cần để mắt nghỉ ngơi 2-3 ngày thì tình trạng cận thị giả sẽ hết.
IV. Cách chữa bệnh cận thị.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa cận thị hiệu quả. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mắt, số độ cao hay nhẹ và kinh tế của mỗi người mà người bệnh có thể lựa chọn cho mình một số phương pháp chữa trị phù hợp.
1. Đeo kính cận.
Đeo kính cận là phương pháp chữa cận thị thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Với chi phí rẻ và hiệu quả nhất. Tùy vào độ cận thị nhẹ hay cao mà bạn có thể đeo kính thường xuyên hay không. Và đặc biệt, chiếc kính không chỉ là để chữa bệnh cận thị mà còn là một món phụ kiện giúp làm đẹp và bảo vệ mắt tốt nhất.
Tuy nhiên, nhược điểm của việc đeo kính cận là bạn khá bất tiện khi tham gia các hoạt động thể thao hay đi ngoài trời mưa. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, hiện nay chúng ra đã có các loại kính cận dành riêng cho những trường hợp đó như gọng kính cận khi đi bơi, đá banh,… hoặc tròng kính giảm bám hơi nước, hơi sương,…
2. Phẫu thuật mổ xóa cận thị.
Phẫu thuật xoá cận thị là một phương pháp điều trị cận thị nổi tiếng và hiệu quả trong một số trường hợp. Phẫu thuật xóa cận thị có thể giúp bạn không cần mang kính cận, dành cho những bạn có độ cận thị cao hoặc không muốn đeo kính cận. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật xóa cận phải tốn chi phí cao và có thể tái cận lại khi không bảo vệ mắt đúng cách.
V. Các biện pháp hạn chế tăng độ ở cận thị.
Từ 18 tuổi trở lên, cấu trúc nhãn cầu của chúng ta đã phát triển tương đối hoàn thiện từ đó giúp cho mắt chúng ta ổn định và ít tăng độ hơn. Nếu bạn biết cách chăm sóc mắt đúng cách thì hoàn toàn có thể không tăng độ cận.
- Bảo vệ mắt trong quá trình làm việc: Đối với những người làm công việc liên quan đến mắt, như làm việc trước màn hình máy tính hoặc đọc sách trong thời gian dài, hạn chế thời gian tiếp xúc liên tục với các hoạt động này. Hãy thực hiện các mô hình nghỉ ngơi như "20-20-20", nghĩa là mỗi 20 phút hãy nhìn xa khoảng 20 feet (tương đương 6 mét) trong 20 giây để giảm căng thẳng mắt.
- Giảm ánh sáng màn hình: Điều chỉnh độ sáng và tùy chỉnh màn hình máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác để giảm căng thẳng mắt. Sử dụng chế độ ánh sáng nền mờ hoặc chế độ ban đêm trên các thiết bị có thể giúp giảm ánh sáng xanh và căng thẳng mắt. Hoặc bạn có thể sử dụng tròng kính có tính năng chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.
- Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với tia UV: Khi ra ngoài trời có nhiều tia UV, hãy đảm bảo sử dụng kính râm hoặc kính bảo vệ mắt có tính năng ngăn tia UV để giảm tác động của ánh sáng mặt trời và bảo vệ mắt.
- Dinh dưỡng lành mạnh cho mắt: Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm các chất chống oxi hóa như vitamin C, E và beta-caroten, có thể giúp duy trì sức khỏe mắt. Bao gồm trong chế độ ăn của bạn các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá, hạt chia và lúa mì có thể cung cấp lợi ích cho mắt.
- Giảm căng thẳng mắt: Thực hiện bài tập mắt đơn giản và massage nhẹ để giảm căng thẳng và kích thích tuần hoàn máu xung quanh vùng mắt.
Lưu ý rằng các biện pháp trên có thể giúp hạn chế tăng độ ở cận thị, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình tiến triển của cận thị. Để đảm bảo sức khỏe của mắt chúng ta nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- CÓ NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? (10.12.2024)
- VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (03.12.2024)
- Mắt bị sưng mi là bị sao? Cách điều trị sưng mi mắt hiệu quả (30.11.2024)
- GLOCOM NHÃN ÁP KHÔNG CAO: CĂN BỆNH DỄ GÂY MÙ LÒA (26.11.2024)
- RỐI LOẠN THỊ GIÁC HAI MẮT (18.11.2024)
- SONG THỊ LÀ GÌ, MẮT BỊ SONG THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (13.11.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO DÂN VĂN PHÒNG (06.11.2024)
- THUỐC LIỆT ĐIỀU TIẾT MẮT (31.10.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ĐỘ CAO (29.10.2024)
- TRÒNG KÍNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐỘ CẬN CAO (26.10.2024)