Bỏng mắt là một trong những vấn đề nguy hiểm và nghiêm trọng trong nhãn khoa. Bỏng mắt có nhiều nguyên nhân gây ra, nếu xử lý trường hợp bỏng mắt nhanh chóng và đúng cách mới có thể bảo vệ được mắt. Tùy vào mức độ bỏng và nguyên nhân mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau.
Để nắm rõ được thêm về nguyên nhân bỏng mắt, khi bỏng mắt bạn phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Mắt Kính Thành Tài tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé.
I. Bỏng mắt là gì?
Bỏng mắt nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng
Bỏng mắt là trường hợp cấp cứu khẩn cấp trong nhãn khoa, bỏng mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, tổn thương có thể ở cả nhãn cầu và phần phụ nhãn cầu. Tiên lượng phù thuộc vào việc điều trị sớm hay muộn. Tình trạng nặng nhất có thể không phục hồi được thị lực dẫn đến mù lòa. Phần lớn các trường hợp bỏng mắt dẫn đến mù lòa đều do không điều trị kịp thời và sơ cứu không đúng cách.
II. Các nguyên nhân dẫn đến bỏng mắt
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bỏng mắt:
1. Bỏng mắt do nhiệt độ
Khi mắt tiếp xúc với nhiệt độ cao như nhiệt khô (xăng, lửa, điện,…) hoặc nhiệt ướt ( hơi nước sôi, nóng) Nhiệt độ thấp – độ lạnh sâu (nitơ lỏng, tuyết carbonic…) Thường gặp trong hỏa hoạn, nổ bình gas, trong nấu ăn,…
Trên thực tế lâm sàng, bỏng mắt do nhiệt được gặp với tỷ lệ cao nhất, tới gần 90%. Bỏng nhiệt có thể được chia làm hai dạng: do hơi nóng với tổn thương ở nhãn cầu nhẹ do mi mắt có phản xạ nhắm kịp thời; bỏng do tiếp xúc trực tiếp với nhiệt do tổn thương mi gây biến dạng hoặc hở mi nghiêm trọng.
Mức độ tổn thương do bỏng nhiệt cũng tùy thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ của vật gây bỏng, thời gian tiếp xúc với nhiệt và diện tích mô bị tiếp xúc với vật gây bỏng.
2. Bỏng mắt do hóa chất
Trong các loại bỏng mắt, bỏng hóa chất được xem là loại bỏng nặng nhất. Bỏng hóa chất có thấm sâu và phá hủy cấu tạo của mắt. Bỏng hóa chất có thể là acid, bazơ, bỏng kiềm, các hóa chất trong chiến tranh và các hóa chất khác có thể có ảnh hưởng đối với tổ chức cơ thể (cồn, oxy già, iode…)
Bỏng mắt do hóa chất được gặp với tỷ lệ ít hơn bỏng nhiệt nhưng tổn thương gây ảnh hưởng nặng nề và khó khăn trong việc cứu chữa, dễ bị tổn thương sâu vào nhãn cầu và để lại di chứng về chức năng và thực thể.
3. Bỏng do tia bức xạ
Bức xạ ion hóa (tia X, tia gamma, tia laser, vụ nổ hạt nhân, điện nguyên tử), tia cực tím, tia hồng ngoại.
4. Bỏng do một số nguyên nhân ít gặp khác
Bỏng do như tia lửa hàn, tia lazer, tia cực tím… thường gặp trong các ngành nghề liên quan. Tuy nhiên, trường hợp bỏng mắt này sẽ ít gặp vì trong quá trình làm việc sẽ sử dụng bảo hộ lao động, kính bảo vệ mắt để đảm bảo an toàn.
III. Các bước sơ cứu, xử lý cơ bản khi bị bỏng mắt
Tiên lượng của mắt phụ thuộc vào việc cấp cứu ban đầu sau bị bỏng, do đó việc xử trí bỏng mắt là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị bỏng mắt về sau. Do đó, chúng ta cần phải nắm rõ cách xử lý.
Đầu tiên, cần lập tức tiến hành loại bỏ tác nhân gây bỏng bằng cách rửa mắt bằng nước sạch, nếu trong trường hợp không có nước sạch có thể sử dụng các nguồn nước khác như nước ao, hồ, sông, suối,… để rửa mắt.
Tác dụng của việc rửa mắt không chỉ loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi mắt mà còn giảm nồng độ của hóa chất gây bỏng, kiểm kê được tổn thương, hạn chế các di chứng về sau.
CÁCH RỬA MẮT ĐÚNG CÁCH KHI BỊ BỎNG
Để rửa mắt đúng cách, người bị bỏng có thể tự rửa bằng cách ngâm mặt, mắt ngập xuống nước và liên tục chớp mắt nhiều lần trong nước để nước rửa được toàn bộ bề mặt mắt.
Những người khác có thể giúp người bị bỏng mắt rửa mắt bằng cách dùng vòi, gáo, xô, chậu… để đổ nước vào trong mắt bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, mắt mở chủ động hoặc người khác phải vành mi giúp.
*Chú ý: Lượng nước rửa ít nhất là vài lít, thời gian rửa ít nhất từ 10 – 15 phút. Tuyệt đối không được rửa mắt bằng các dung dịch trung hòa trung hòa axit bằng bazơ khiến tình trạng bỏng càng nặng hơn.
Việc rửa mắt bằng nước sạch lập tức ngay tại nơi xảy ra tai nạn là biện pháp xử lý đơn giản và mang lại hiệu quả rất lớn trong việc điều trị bỏng mắt. Tác dụng của việc rửa mắt là ngăn không cho tác nhân gây bỏng lưu lại trên bề mặt mắt và xâm nhập sâu vào bên trong các cấu tạo của nhãn cầu.
Sau khi xử lý sơ cứu kịp thời, lập tức đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Tuyệt đối không được băng kín mắt hoặc che mắt lại, vì như vậy có thể gây lột da, tổn thương thêm lớp da và niêm mạc quanh mắt.
IV. Biến chứng khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt trong trường hợp nghiêm trọng sau khi điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng thường gặp như:
- Tăng nhãn áp
- Đục thủy tinh thể
- Thủng giác mạc
- Viêm màng bồ đào
- Khô mắt
- Sẹo giác mạc
- Quặm mi,…
Mắt Kính Thành Tài hi vọng, nội dung bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản để có thể giúp ích được cho mọi người nếu gặp phải trường hợp bị bỏng mắt.
Mắt kính Thành Tài
☎ Hotline: 096.101.4334 - Mr. Tài
🏡Địa chỉ - Cửa hàng 1: 𝐒𝐨̂́ 𝟏𝟗𝟓, Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝟏𝟐, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚, 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- Cửa hàng 2: 𝐒ố 𝟓𝟗𝐀 𝐋𝐢ê𝐧 𝐤𝐡𝐮 𝟓-𝟔, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐇ư𝐧𝐠 𝐇ò𝐚 𝐁, 𝐁ì𝐧𝐡 𝐓â𝐧, 𝐓𝐏𝐇𝐂𝐌
- KÍNH BƠI CÓ ĐỘ - KÍNH BƠI CHO NGƯỜI BỊ CẬN THỊ (09.09.2024)
- CÁCH VỆ SINH KÍNH CẬN GIÚP SẠCH BONG NHƯ MỚI (06.09.2024)
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH KÍNH BƠI ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (31.08.2024)
- CẮT KÍNH CẬN ONLINE – BẠN CÓ NÊN THỬ (28.08.2024)
- KÍNH HAI TRÒNG KHÔNG ĐƯỜNG VIỀN – KÍNH HAI TRÒNG KÍNH HÃNG BIFOSMART (22.08.2024)
- MỘT SỐ MẸO GIÚP ĐEO KÍNH KHÔNG BỊ ĐAU VÀNH TAI (20.08.2024)
- TẠI SAO LẠI BỊ MỜ MẮT KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG (15.08.2024)
- BỊ CẬN KHÔNG ĐEO KÍNH CÓ SAO KHÔNG? (08.08.2024)
- KHÔ MẮT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ (06.08.2024)
- CẬN THỊ CÓ BỊ DI TRUYỀN KHÔNG? BA MẸ BỊ CẬN CON CÓ BỊ CẬN KHÔNG? (29.07.2024)